Giai đoạn từ 1945 đến

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 57 - 60)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1.Giai đoạn từ 1945 đến

Cơ quan giải quyết các TCTM ở Việt Nam được hình thành và tồn tại từ trước năm 1945. Trong truyền thống nước ta không có Tòa án và ngạch Thẩm phán riêng biệt như Phương Tây - công đường là nơi hành sự của quan cai trị biến thành tụng đình khi có phiên xử; không có trường dạy luật; không có nghề luật sư và cũng không có khái niệm bổ trợ tư pháp [72, tr. 651]. Pháp luật thương mại và Tòa thương mại - cơ quan giải quyết TCTM du nhập vào Việt Nam cùng với những bước xâm lược nước ta của thực dân Pháp [72, tr. 654 - 657; 701]. Sau năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, theo Sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời, luật lệ hiện hành vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ. Dân luật và thương luật của chế độ cũ được tiếp tục áp dụng, trừ những điều khoản trái với tinh thần độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Tranh chấp dân sự, thương sự được hòa giải tại các ban tư pháp cấp xã trước khi khiếu kiện tại Tòa án sơ cấp hoặc tòa đệ nhị cấp tỉnh tùy theo hạn ngạch… Cho đến cuối năm 1959, bằng một hướng dẫn của TANDTC, dân luật và thương luật của chế độ thực dân chính thức không được

áp dụng tại các TAND các cấp, điều có thể xảy ra trên thực tế vào khoảng giữa những năm 1955 - 1959 [72, tr. 659 - 661]. Như vậy, Tòa án - cơ quan giải quyết TCTM ở Việt Nam sau năm 1945 cũng có những thay đổi, nhất là sau cuộc CCTP lần thứ nhất. Kể từ năm 1950, Liên Xô và một số nước XHCN thiết lập ngoại giao với Nhà nước ta, những tư duy, lý thuyết và thực tiễn về tổ chức bộ máy Nhà nước trong đó có hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam cũng có những cải cách, trong đó có cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế.

Từ đặc điểm của nền kinh tế đất nước và thực tiễn của quá trình lập pháp nước ta theo tư duy, lý thuyết và thực tiễn của mô hình Xô Viết và các nước XHCN khác, kể từ nửa cuối những năm của thập niên 50 của thế kỷ hai mươi, các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế là cơ sở pháp lý trong quan hệ kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước về kinh tế của Nhà nước. Văn bản đầu tiên có thể kể ra là bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh, ban hành kèm theo Nghị định số 753-TTg ngày 10/04/1957. Bản Điều lệ này quy định điều chỉnh các quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế như các đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, công tư hợp doanh, tư doanh, người Việt Nam hay ngoại kiều kinh doanh trên đất Việt Nam. Bản Điều lệ này đã góp phần phát triển kinh doanh công thương nghiệp, góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước. Nó đã đóng vai trò là văn bản pháp luật phát huy được khả năng của các thành phần kinh tế theo hướng thống nhất kế hoạch Nhà nước, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới. Theo Điều 20 của Bản điều lệ này, việc giải quyết tranh chấp quy định như sau: (i) nếu là tranh chấp giữa tư doanh với nhau, giữa tư doanh với quốc doanh hay hợp tác xã thì đưa ra cơ quan đăng ký hay thị thực hợp đồng để giải quyết. Nếu xét thấy cần truy tố trước TAND, cơ quan đăng ký sẽ đứng ra khởi tố trước TAND nơi sở tại; (ii) nếu có tranh chấp giữa các tổ chức hợp tác xã hay tổ chức quốc doanh với nhau thì đưa lên cơ quan cấp trên hoặc hội nghị liên tịch các cơ quan cấp trên mà giải quyết. Như vậy, các cơ quan giải quyết tranh chấp gồm có cơ quan công thương tỉnh, thành phố, Ủy ban hành chính huyện, Ủy ban hành chính

xã, cơ quan cấp trên của tổ chức hợp tác xã, cơ quan cấp trên của tổ chức quốc doanh và TAND.

Vào thời điểm đầu năm 1960, Nhà nước ta cũng đã xác định bước vào xây dựng nền kinh tế XHCN, một nền kinh tế được xác định chỉ còn tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, được tập trung và kế hoạch hóa cao độ dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện đó, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 04-TTg ngày 04/01/1960 ban hành kèm theo là Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế [79, tr. 243]. Bản Điều lệ này đã quy định rõ các bên tham gia quan hệ hợp đồng là các đơn vị kinh tế cơ sở, các tổ chức xã hội chủ nghĩa; việc ký kết hợp đồng là nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước; thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Hội đồng Trọng tài kinh tế. Đây là lần đầu tiên ở nước ta, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do Hội đồng Trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết.

Tiếp ngay sau việc ban hành Nghị định số 04-TTg nói trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 20-TTg ngày 14/01/1960 về việc tổ chức ngành Trọng tài kinh tế. Theo Nghị định này, ngành Trọng tài kinh tế được tổ chức ở cấp trung ương, khu, thành phố, tỉnh và Bộ với chức năng chủ yếu l à xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế và nguyên tắc xử lý tranh chấp hợp đồng kinh tế được quy định trong Nghị định số 29/CP ngày 23.02.1962. Cho đến năm 1974, Hội đồng trọng tài chỉ là một tổ chức gồm các thành viên kiêm chức ở các ngành tài chính; ngân hàng, vật giá, kế hoạch và hoạt động theo chế độ họp định kỳ mỗi quý một lần [37, tr. 404 - 405]. Như vậy, về mặt lịch sử, Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế [37, tr. 404] và do đó ở nước ta kể từ năm 1960 Trọng tài kinh tế với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, với vị trí là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan chấp hành và điều hành Nhà nước (Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp) là cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế nhưng mang nặng tính chất quản lý kinh tế [37, tr. 408].

Trọng tài kinh tế với tư cách là cơ quan giải quyết chủ yếu về tranh chấp hợp đồng kinh tế tiếp tục tồn tại. Theo Nghị định số 75/CP về điều lệ tổ chức và hoạt

động của Trọng tài kinh tế Nhà nước ngày 14-04-1975, Trọng tài kinh tế Nhà nước được thành lập như một cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế với nội dung: giữ vững tính kỷ luật Nhà nước về hợp đồng kinh tế, giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế. Theo Nghị định số 24/HĐBT ngày 10-08-1981 Hội đồng Trọng tài được thống nhất tên gọi là Trọng tài kinh tế, ngạch Trọng tài viên được thành lập. Đáp ứng yêu cầu mới, ngày 17-04-1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 62/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế Bộ, tỉnh và huyện. Trọng tài kinh tế cấp huyện được thành lập theo Nghị định này [37, tr. 405 - 406]. Cùng với sự ra đời và tồn tại của Trọng tài kinh tế (giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước), để giải quyết các tranh chấp kinh tế có tính quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 30-04-1963 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 59/CP thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương và ngày 05 -10-1964 ban hành Nghị định số 153/CP thành lập Hội đồng Trọng tài hàng hải. Đây là hai tổ chức Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm tranh chấp từ hợp đồng mua bán ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận chuyển quốc tế, hàng hải và bảo hiểm quốc tế... [79, tr. 299 - 230].

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 57 - 60)