TINH THẦN CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM
3.2.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
thương mại bằng Tòa án
Trong Chương 2 của Luận văn, các quy định về giải quyết TCTM bằng Tòa án theo quy định của BLTTDS đã được phân tích, đánh giá. Bộ luật này mới có hiệu lực từ đầu năm nay (ngày 01-01-2005), do đó trước mắt theo tôi cần có những hướng dẫn của TANDTC cụ thể và chi tiết áp dụng Bộ luật này trong quá trình Tòa Kinh tế thực hiện việc giải quyết các vụ án về TCTM. Trước hết, Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần có Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS áp dụng tron g việc giải quyết các vụ án về TCTM theo hướng cụ thể, chi tiết và rút gọn thời hạn so với quy định của BLTTDS hiện hành để đảm bảo đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại cần thiết giải quyết các vụ án về TCTM nhanh chóng, kịp thời, không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Khi nào sửa đổi BLTTDS thì nên sửa đổi các quy định về thời hạn mà tôi kiến nghị sau đây.
Đó là, cần quy định rút gọn các loại thời hạn (i) thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (theo điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS); (ii) thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm (theo khoản 3 Điều 179 BLTTDS); (iii) thời hạn tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 197 BLTTDS); (iv) thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm (theo khoản 1 Điều 208 BLTTDS); (v) thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm (khoản 1 Điều 258 BLTTDS); (vi) thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm (theo Điều 281 BLTTDS ); (vii) thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm (theo Điều 293 BLTTDS).
Thứ nhất, về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS là quá dài (kể cả quy định tại Điều 34 PLTTGQCVAKT là bốn mươi ngày) và cần rút ngắn là một tháng chứ không cần thiết quy định như hiện nay là hai tháng. Đối với vụ án phức tạp thì giữ nguyên như trước là không quá sáu mươi ngày. Bởi vì, càng kéo dài thời hạn này thì càng kéo dài tranh chấp, kéo dài vụ kiện, trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thương mại.
Thứ hai, về thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật này cũng cần quy định rút ngắn áp dụng đối với việc giải quyết vụ án về TCTM là mười lăm ngày, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là một tháng. Thời hạn này cũng đã kéo dài hơn so với quy định của khoản 3 Điều 34 PLTTGQCVAKT trước đây (chỉ có mười ngày, có lý do chính đáng thì thời hạn này là không quá hai mươi ngày), tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ án. Bởi vì, đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn như tôi kiến nghị đủ để Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm mà không cần thiết là một tháng như quy định hiện hành. Nếu kéo dài thời hạn nà y thì lý do tương tự như tất cả các loại thời hạn mà tôi kiến nghị là đều làm cho kéo dài vụ kiện, kéo dài tranh chấp, gây phức tạp và khó khăn cho các bên tranh chấp.
Thứ ba, về thời hạn tạm ngừng việc xét xử phiên tòa sơ thẩm quy định tại khoản 2 Điều 197 BLTTDS là kéo dài và cần rút gọn chỉ với thời hạn là không quá ba ngày làm việc. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn này mới áp dụng là không quá năm ngày làm việc như quy định hiện hành. Bởi lẽ, ngừng phiên tòa kéo dài gây
tốn kém cho đương sự nếu họ thuê Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích cho mình trước Tòa, làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài hơn…
Thứ tư, về thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là quá dài, cần rút ngắn là không quá mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa chứ không để như hiện nay là không quá ba mươi ngày theo khoản 1 Điều 208 BLTTDS. Lý do là, theo quy định hiện nay, thì các trường hợp hoãn phiên tòa đều có thể khắc phục được trong thời hạn mười lăm ngày. Ví dụ như hoãn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS thì việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên chỉ trong thời hạn mười lăm ngày là giải quyết được chứ không cần đến thời hạn là ba mươi ngày. Hoặc hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 72 BLTTDS thì việc thay đổi người giám định, người phiên dịch chỉ trong thời hạn mười lăm ngày là giải quyết được. Hoặc hoãn phiên tòa theo Điều 203 Bộ luật này thì việc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt cũng chỉ cần thời hạn mười lăm ngày là đủ để giải quyết việc này và tòa tiếp tục xét xử được. Riêng trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm theo khoản 4 Điều 230 Bộ luật thì áp dụng thời hạn hoãn phiên tòa là không quá ba mươi ngày theo quy định hiện hành.
Thứ năm, về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 258 BLTTDS là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra các quyết định như tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Theo tôi nên quy định rút ngắn xuống là một tháng như quy định trước đây (Điều 66 PLTTGQCVAKT). Đối với vụ án phức tạp thì thời hạn này là hai tháng như quy định hiện hành. Đối với thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm cũng cần quy định rút ngắn là trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thì không quá một tháng. Không nên quy định thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm như hiện nay là một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thời hạn này là hai tháng (theo khoản 2 Điều 258 BLTTDS). Quy
định này như hiện nay là quá dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thương mại của đương sự.
Thứ sáu, về thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm theo Điều 281 BLTTDS thời hạn là mười lăm ngày. Theo tôi cần quy định rút ngắn lại là thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm là bảy ngày (trước đây theo khoản 3 Điều 72 PLTTGQCVAKT là năm ngày). Vì trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc thì không có gì khó khăn cần đến mười lăm ngày để Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, VKS cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Và tương tự như vậy, thì đối với Tòa phúc thẩm TANDTC xét xử phúc thẩm thì thời hạn này cũng chỉ cần đến là mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm chứ không nên quy định như thời hạn hiện nay là không quá hai mươi lăm ngày. Quy định càng kéo dài cũng đồng nghĩa với việc kéo dài vụ kiện, kéo dài tranh chấp.
Thứ bảy, về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 293 BLTTDS trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án. Theo tôi, thời hạn này là dài và phải quy định rút ngắn là trong thời hạn hai tháng. Trước đây, theo khoản 2 Điều 77 PLTTGQCVAKT là một tháng chúng ta đã thực hiện được rồi nay nếu vì lý do hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp thì chỉ cần đến hai tháng là đủ thời gian để Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm thực hiện việc mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Về vấn đề thẩm quyền của Tòa án quy định trong BLTTDS. Mặc dù Bộ luật đã có những quy định mới về vấn đề thẩm quyền song quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp còn gây khó khăn trong hoạt động xét xử. Ví dụ là trong trường hợp các bên có tranh chấp về thanh toán liên ngân hàng song tranh chấp này chỉ đơn thuần phát sinh từ một hợp đồng mua bán hàng hóa thì Tòa án cấp nào sẽ giải quyết.
Như vậy, theo tôi Hội đồng Thẩm phán cần có nghị quyết hướng dẫn cho việc xét xử các vụ kiện kiểu này. Vì trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-03- 2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 chưa đề cập giải quyết về vấn đề này. Quan điểm của tôi là nên để Tò a án cấp nào xét xử vụ án thuận lợi nhất cho đương sự tùy từng trường hợp cụ thể, có thể hoặc là TAND cấp huyện hoặc là TAND cấp tỉnh nếu quá trình giải quyết vụ án sẽ thuận lợi cho đương sự và Tòa án.
Tiếp theo, về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Như đã phân tích trong chương 2, trong trường hợp các bên khi ký hợp đồng, thỏa thuận với nhau để lựa chọn Tòa án giải quyết (Tòa án nơi một bên có chi nhánh, Tòa án nơi một bên có tài sản, Tòa án nơi thực hiện hợp đồng) thì liệu rằng với những thỏa thuận như vậy, hiện nay, theo quy định của BLTTDS, nó có hiệu lực hay không, nó có giá trị ràng buộc các thỏa thuận của các bên với nhau hay không khi mà BLTTDS chỉ quy định một trường hợp duy nhất mà các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở, nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn và có lẽ là khi tham gia quan hệ chưa có tranh chấp gì thì cũng chưa biết bên nào là nguyên đơn, bên nào là bị đơn [100, tr. 31]. Như vậy, theo tôi những trường hợp này Hội đồng Thẩm phán cần có nghị quyết hướng dẫn về vấn đề thẩm quyền cho Tòa án, trong đó những trường hợp có thỏa thuận như trên đều có giá trị pháp lý. Lý do cũng tương tự như trên, trong Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31-03-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 chưa đề cập giải quyết về vấn đề này.
Như vậy, mặc dù BLTTDS có nhiều quy định mới tiến bộ, thể chế hóa tinh thần CCTP có thể kể ra như vấn đề thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định mở rộng các TCTM là phù hợp với hoạt động kinh doanh, thương mại; việc phân định thẩm quyền giải quyết giữa các cấp Tòa án; vấn đề nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ, vấn đề người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng… Song những quy định về các loại thời hạn nêu trên là không phù hợp với đặc điểm của hoạt động kinh doanh, thương mại trong cuộc cạnh tranh đã mang tính toàn cầu hiện nay nên cần sửa đổi khi thích hợp, còn trước mắt cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, áp dụng riêng cho việc giải quyết các vụ án về TCTM của Tòa án. Đồng ý là, BLTTDS điều chỉnh thống nhất trình tự, thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về TCTM thống nhất với trình tự, thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, tranh chấp hôn nhân và gia đình và tranh chấp lao động. Song chỉ nên quy định thống nhất về các trình tự, thủ tục nói trên mà cần có những quy định riêng áp dụng cho từng loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như một số quy định của Bộ luật này mà trong vấn đề thời hạn thì không thể áp dụng chung thống nhất như hiện hành để giải quyết được. Bởi lẽ, xuất phát từ lý do là không chỉ riêng các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại cần thiết quy định trình tự, thủ tục rút ngắn thời hạn như tôi kiến nghị mà các loại tranh chấp khác quy định trong BLTTDS cũng đặt ra yêu cầu cần rút ngắn. Nhưng theo tôi đối với việc giải quyết các TCTM thì càng là yêu cầu cần thiết. Vì hoạt động kinh doanh, thương mại gắn liền với thương trường vận động theo các quy luật vốn có của nó, gắn liền với tài sản lớn, có tác động nhất định trong sự ổn định kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới… Mặt khác, doanh nhân là cũng là con người, doanh nghiệp cũng phục vụ cho lợi ích của con người mà những đối tượng này hoạt động của họ gắn liền với nền sản xuất hàng hóa sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho quốc gia thì thời gian đối với họ nhiều trường hợp có ý nghĩa lớn, có thể mang lại không chỉ cho họ những giá trị kinh tế lớn. Tranh chấp loại nào thì khi cá nhân, tổ chức đưa ra khởi kiện và giải quyết bằng Tòa án cũng có chung mong muốn là nhanh chóng, thuận tiện, có lợi nhất để có kết quả phán xét về tranh chấp là bản án, quyết định của Tòa án mà với ý nghĩa như vậy thì tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại lại càng cần thiết đặt ra.
Bất cập nổi lên trong thời gian qua đối với cả cơ quan Tòa án lẫn doanh nghiệp, doanh nhân là pháp luật về hợp đồng. Quy định về hợp đồng của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã cho thấy không còn phù hợp trong hoạt động kinh doanh, thương mại hiện nay, gây chồng chéo, phức tạp… Do vậy, theo tôi cần thống nhất luật hợp đồng theo hướng Bộ luật Dân sự là gốc, có hiệu lực điều chỉnh chung đối với tất cả các quan hệ hợp đồng trong mọi lĩnh vực [72, tr. 589 - 590], [80, tr. 538 - 539], [83, tr. 168 - 169], [90, tr. 194 - 195]. Quan điểm Bộ luật Dân sự là Bộ luật chung, làm nền tảng cho cho các văn bản pháp luật chuyên ngành, điều chỉnh các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động cũng là quan điểm cơ bản nhất trí của Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương [28]. Song điều cần lưu ý là, nguyên tắc luật chung - luật riêng là một nguyên tắc áp dụng luật, không phải là nguyên tắc lập pháp [51, tr. 27].
Cần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng thống nhất pháp luật hợp đồng, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ hợp đồng trong xã hội dân doanh như hình thức, nội dung, các điều kiện có hiệu lực… và đa dạng hóa các nguồn pháp luật hợp đồng bằng cách tăng cường vai trò của Thẩm phán với quyền sáng tạo pháp luật để thu nạp những giá trị chân chính của lý trí, công lý, thuần phong mỹ tục vào phán quyết của mình… [72, tr. 589 - 592]. Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam không có một chương nào nói về những loại hợp đồng (hợp đồng thành lập công ty)… mà công ty là một hợp đồng mà theo đó những người đầu tư tiến hành các hoạt động chung nhằm tìm kiếm lợi nhuận và cùng chịu lỗ. Nói cách khác, bản chất pháp lý của công ty là hợp đồng [36, tr. 78]. Do đó, cần thiết xây dựng Bộ luật Dân sự là bộ luật gốc, có hiệu lực chung điều chỉnh tất cả các quan hệ hợp đồng thuộc mọi lĩnh vực. Đó cũng là phục vụ cho việc xóa bỏ khái niệm hợp đồng kinh tế như một khái niệm khoa học và xóa bỏ pháp luật về hợp đồng kinh tế để làm cho hệ thống pháp luật về hợp đồng của nước ta trở lại với quỹ đạo chung của thế giới là, trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự thì các quy định về