KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 55 - 56)

b) Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

KẾT LUẬN CHƢƠNG

1. Hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển trong đan xen và cạnh tranh. TCTM là loại tranh chấp gắn liền với hoạt động kinh doanh, thương mại. Các tranh chấp này ngày nay khá phổ biến không chỉ đối với nước ta mà trên phạm vi thế giới thì những tranh chấp này luôn xảy ra do quá trình toàn cầu hóa kinh tế cùng với nó là sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế và sự giao lưu của các hoạt động kinh doanh, thương mại nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đáp ứng yêu cầu giải quyết các TCTM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, có các hình thức giải quyết TCTM như thương lượng, hòa giải, TTTM và Tòa án. Các hình thức giải quyết TCTM này có những đặc điểm và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Chúng phản ánh mỗi hình thức giải quyết có những khác biệt và những điểm giống nhau, song hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp có ưu thế hơn so với các hình thức khác.

2. Tiến trình CCTP ở nước ta theo quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện trong các Văn kiện, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã và đang được tiến hành trên đất nước ta mà trọng tâm là cải cách hoạt động xét xử của Tòa án, trong đó có hoạt động xét xử các vụ án về TCTM. Tiến trình CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân khi nền kinh tế đang chuyển đổi thể chế để chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra yêu cầu đối với Tòa án phải đóng vai trò là cơ quan bảo vệ tốt nhất quyền tự do kinh doanh

mà nội dung bao hàm của nó là quyền quyết định và tự do định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết các TCTM.

3. CCTP ở nước ta được tiến hành phải đáp ứng những đòi hỏi khách quan. Đó là đặc điểm của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi thể chế để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và công cuộc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Quan điểm về CCTP ở nước ta nhằm phục vụ yêu cầu chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh… Do đó, CCTP đặt ra yêu cầu đối với Tòa án trong hoạt động xét xử các vụ án về TCTM là đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đảm bảo tốt nhất quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, thực hiện tốt nguyên tắc hai cấp xét xử, đảm bảo cho Luật sư tham gia tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa... nhằm khắc phục nhược điểm phức tạp, thủ tục pháp lý chặt chẽ của thủ tục tố tụng giải quyết TCTM bằng Tòa án và phát huy ưu điểm trong khả năng bảo đảm thi hành các phán quyết của Tòa án là bản án, quyết định của hình thức giải quyết TCTM này trong nền kinh tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 55 - 56)