SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 26 - 28)

HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thể hiện thông qua:

Thứ nhất: xuất phát từ lợi ích của việc nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ. Đó là:

Vốn là một nhân tố quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành bại của một DN, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng thì vai trò của vốn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không có vốn thì không thể thực hiện được bất cứ kế hoạch, chiến lược gì. Ngay nay quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, do vậy nhu cầu về ngoại tệ để đáp ứng khả năng thanh toán cũng như đầu tư ra nước ngoài là rất lớn. Các nghiệp vụ này được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại là chủ yếu. Chính vì vậy, việc thu hút được nhiều ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng cũng như phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình là một lợi thế rất lớn đối với mỗi ngân hàng. Vậy làm sao để thu hút được nhiều ngoại tệ và sử dụng nó cho có hiệu quả? Mỗi ngân hàng phải tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một thương hiệu mạnh, được nhiều người biết đến đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Do vậy, nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ là hết sức cần thiết.

Thứ hai: Do cơ chế thị trường đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Do lịch sử hình thành, VCB trước kia là một Ngân hàng Nhà nước và do nền kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế tập trung bao cấp, chỉ có những DN nhà nước mới được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó dẫn đến độc quyền trong ngân hàng - chỉ có ngân hàng nhà nước mới được thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Nhưng hiện nay, trong cơ chế thị trường, DN nào cũng có thể thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và ngân hàng nào cũng được tham gia thanh toán quốc tế. Do đó, thế độc tôn không còn nữa, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra các sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh cao.

Thứ ba: Nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình cam kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng - tài chính là lĩnh vực mà nước ta cam kết mở cửa, cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tương đối sớm. Do vậy, cạnh tranh hiện

nay không chỉ là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà nó còn có sức nóng cạnh tranh từ ngân hàng ngoại. Nếu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng không có sức cạnh tranh thì sớm hay muộn cũng bị thua trên sân nhà. Vì thế, ngay từ bây giờ các ngân hàng của Việt Nam nói riêng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng cần phải có những giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thu hút vốn ngoại tệ nói riêng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w