Thanh toán xuất khẩu và tiết kiệm bằng ngoại tệ là hai kênh mang lại cho VCB. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, Vietcombank luôn được biết đến như là một NHTM hàng đầu, là bạn hàng của các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Vì vậy, mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, VCB sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các DN vừa và nhỏ trên tất cả các địa bàn của cả nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho DN cá nhân thực hiện các giao dịch nhằm thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng này.
Với một mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch hoạt động tại các thành phố lớn, các địa phương có nền kinh tế năng động, Vietcombank lại có cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành khá, từng bước đổi mới, phấn đấu theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm ngân hàng truyền thống như đầu tư vốn, tài trợ thương mại và mở rộng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ tín dụng quốc tế, các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
Sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, Ngân hàng đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Vietcombank còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v..thông qua các công ty con và công ty liên doanh. Vietcombank còn tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến thời điểm cuối năm 2007, mạng lưới của Ngân hàng đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực bao gồm:
01 Sở giao dịch, 58 Chi nhánh và 146 Phòng Giao dịch trên toàn quốc. 03 Công ty con ở trong nước:
o Công ty cho thuê tài chính Vietcombank (VCB Leasing) o Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) o Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower)
01 Công ty con ở nước ngoài: Công ty tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong.
01 Văn phòng đại diện tại Singapore.
03 Công ty liên doanh (VCB nắm giữ quyền kiểm soát và cổ phần chi phối):
o Công ty quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF)
o Ngân hàng liên doanh ShinhanVina (với đối tác Hàn Quốc). o Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành
Trong các năm qua mạng lưới của VCB tiếp tục được mở rộng và phát triển. Đặc biệt là số lượng phòng giao dịch, riêng trong năm 2007, VCB đã khai trương thêm 70 phòng giao dịch tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng của hệ thống ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Riêng từ năm 2005 đến 2006 Ngân hàng đã thực hiện sắp xếp lại các chi nhánh, số lượng chi nhánh giảm đi đáng kể nhằm tinh giản bộ máy và tăng mức độ tập trung cũng như hiệu quả trong hoạt động quản lý của Ngân hàng tại mỗi tỉnh thành phố nói riêng và trong hoạt động quản trị toàn hệ thống nói chung.
Hình 2.10. Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong nước của VCB qua các năm
51 67 72 67 72 59 59 35 47 45 87 146 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2003 2004 2005 2006 2007 Chi nhánh Phòng Giao dịch
Nguồn: Tạp chí nội bộ Ngân hàng Ngoại thương số