Sơ lược về hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 39 - 42)

2.2.1.1. Sơ lược về hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngoại thương Việt Nam

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng trước đòi hỏi phải tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng cơ sở nên Ngân hàng Ngoại thương được thành lập nhằm thực hiện chức năng kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước. Do vậy, trong thời kỳ nền kinh tế nước ta chưa mở cửa Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng độc quyền trong hoạt động kinh doanh về ngoại hối. Quản lý và điều hành quỹ ngoại tệ của Nhà nước (nắm giữ và sử dụng theo nhu cầu kế hoạch 100% nguồn thu ngoại tệ thông qua hối đoái và kết nối từ các tổ chức và đơn vị có thu ngoại tệ)

Ngoài chức năng kinh doanh, Vietcombank còn phải đảm đương chức năng của Cục Ngoại hối, tức là một cơ quan quản lý ngoại hối cũng như tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về cơ chế - chính sách vĩ mô và thay mặt Ngân hàng Nhà nước để giải quyết một loạt quan hệ với các ngân hàng trung ương các nước khác, với các tổ chức tài chính quốc tế…Chức năng này tồn tại đến năm 1977, khi Ngân hàng Nhà nước thành lập Vụ Kinh tế ngoại tệ. Từ năm 1977, do không còn phải kiêm nhiệm công việc của Cục Ngoại hối, vị trí Vietcombank trong nước và quốc tế đã được chuyên môn hóa với ba vai trò: là trung tâm thanh toán quốc tế, trung tâm quản lý và điều hành quỹ ngoại tệ của quốc gia và trung tâm tín dụng trong thương mại quốc tế của Việt Nam

Sau khi đất nước thống nhất và mô hình XHCN đã được xác lập trong cả nước thì Vietcombank là ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương

diện: ngoại tệ, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu và giao dịch thanh toán quốc tế. Với chức năng độc quyền ngoại tệ, Vietcombank nắm giữ quỹ ngoại tệ quốc gia, là người duy nhất mua và nhận ký gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư, là người duy nhất được vay mượn và nhận nợ các khoản vay Nhà nước cũng như là người trực tiếp tham gia xử lý cân đối ngoại tệ của quốc gia để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ, cấp phát ngoại tệ theo kế hoạch nhập khẩu và cho các chi tiêu phi mậu dịch khác. Với chức năng độc quyền tín dụng xuất nhập khẩu, Vietcombank là người duy nhất cho vay ngoại tệ trong nền kinh tế quốc dân (xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch…), đồng thời cũng là người duy nhất quản lý việc hạch toán và cấp “quyền sử dụng ngoại tệ”, đầu tư hùn vốn hay bảo lãnh cho các liên doanh Việt Nam với nước ngoài. Với chức năng độc quyền thanh toán quốc tế, Vietcombank đã nắm giữ 100% thị phần thanh toán quốc tế của cả nước qua các phương thức thanh toán Clearing XHCN, thanh toán qua Rup chuyển nhượng, thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chức năng độc quyền đối với ngoại tệ của Vietcombank thời kỳ này đã giúp ngân hàng rất nhiều trong việc huy động vốn trong nước và nước ngoài. Kết quả là trong nhiều năm Vietcombank hầu như không có vốn tự có nhưng vẫn hoạt động trên thương trường trong nước và ngoài nước nhờ vào nhiều nguồn vốn đa dạng mà vốn vay mượn nước ngoài là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng.

Trong suốt hai thập kỷ 70 và 80, Vietcombank mà nhất là Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đã là người đầu tiên và tích cực nhất trong việc tiếp xúc với các ngành, các địa phương và thực hiện các giải pháp phá rào như

thưởng quyền sử dụng ngoại tệ (đối với thành tích xuất khẩu của các cơ sở sản xuất), cho vay ngoại tệ, dịch vụ thu ngoại tệ thông qua hợp đồng kinh tế ngoại tệ. Nhờ việc đề xuất và thực hiện những dịch vụ hỗ trợ này, đồng thời cũng có sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, Vietcombank đã thực hiện việc cấp quyền sử dụng ngoại tệ hợp pháp và chính đáng cho các xí nghiệp có thu ngoại tệ do xuất khẩu, bán hàng tại chỗ hoặc thu kiều hối để giúp các xí nghiệp này có nguồn ngoại tệ

trang trải cho việc nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ cho tái sản xuất khi kế hoạch của Nhà nước đã không còn khả năng đáp ứng. Nhờ vậy mà các xí nghiệp và các địa phương yên tâm phát triển sản xuất với điều kiện có quyền sử dụng số ngoại tệ mà họ đã làm ra. Bên cạnh đó, Vietcombank còn nâng cấp và thành lập mới các văn phòng đại diện của mình ở Pháp, Thụy Điển, đồng thời cử đại diện công tác ở các nước như Thái Lan, Pháp, Angiêri, Hongkong…Những mảng hoạt động đối ngoại khác khá tích cực của Vietcombank trong thời kỳ này là xúc tiến thanh lý Ngân hàng ngoại hối cũ, đấu tranh để tiếp thu và kế thừa quyền lợi và tài sản ngoại hối của Chính phủ Cộng hòa trước kia; Vietcombank đã hoàn thành xuất sắc vai trò là “ngân hàng được ủy quyền” của Chính phủ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Ngân hàng MBES – Ngân hàng thanh toán quốc tế của SEV; Vietcombank cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác giúp đỡ, xây dựng hệ thống ngân hàng, đào tạo cán bộ ngân hàng, cải tiến nghiệp vụ, triển khai các quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài cho hai nước bạn là Lào và Campuchia.

Từ năm 1990, Vietcombank không còn chức năng quản lý ngoại tệ mà đã trở thành một ngân hàng thương mại thuần túy kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại theo cơ chế thị trường, Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại nên VCB đã có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút vốn ngoại tệ như: có quan hệ đại lý ngân hàng rộng khắp trên thế giới, được các bạn hàng biết đến như ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong hoạt động ngoại hối, có nhiều khách hàng lâu năm là các Tổng công ty lớn, uy tín thương hiệu của VCB cũng là một lợi thế lớn để VCB vững bước phát triển trên thị trường.

Những năm gần đây, VCB phải cạnh tranh với những NHTM trong hoạt động cung cấp dịch vụ của mình trong đó có hoạt động thu hút vốn ngoại tệ. Nhưng VCB vẫn được đánh giá là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực này. Con số thống kê cho thấy, lượng ngoại tệ VCB thu hút dược qua các năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.VCB ngày càng có nhiều hình thức huy động vốn ngoại tệ đa dạng, hấp dẫn như: Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ với lãi

suất hấp dẫn, có những chương trình khuyến mại đối với khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w