Các nguồn thu hút ngoại tệ chủ yếu của Ngân hàngTMCP Ngoại tệ Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 43 - 51)

tệ Việt Nam

Thu hút thông qua hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà VCB luôn duy trì vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu quaVCB. Cho đến nay Ngân hàng đã triển khai hết các nghiệp vụ cơ bản của TTQT như mở L/C, thanh toán L/C, thanh toán nhờ thu, bao thanh toán, chuyển tiền bằng điện...

Hình 2.2: DTXK của VCB từ năm 2004-2008 6.967 9.375 15.265 12.7 14.163 0 5 10 15 20 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ USD

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngành của VCB từ năm 2004-2008

22.4 34 35 11.5 7.8 11.5 7.8 28.9 26.3 32 29.3 25.8 0 20 40 60 80 2004 2005 2006 2007 2008 % Tốc độ tăng thị phần Tốc độ tăng DTXK

Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhìn vào 2 hình trên ta thấy, DTXK của VCB qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng thì có sự thay đổi, từ năm 2004 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng DTXK tăng, năm 2007-2008, tốc độ giảm xuống một cách đáng kể, đặc biệt là năm 2007, tốc độ tăng trưởng giảm 2,7%.

Trong giai đoạn 2004 -2006, hoạt động thanh toán xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, VCB duy trì tỷ trọng 30,5% tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước với mức tăng trưởng bình quân 29,1%/năm.

Trong năm 2006, hoạt động thanh toán quốc tế của VCB qua mạng SWIFT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chính thức khai trương chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương bắt đầu từ tháng 10 năm 2004 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyển tiền đi một cách nhanh chóng và h iệu quả hơn, nhằm giảm thiểu khối lượng công việc đối chiếu và lưu giữ chứng từ.

Năm 2007, trong bối cảnh có nhiều ngân hàng tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất khẩu qua VCB vẫn tăng và duy trì ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể và kéo theo đó là thị phần so với kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước cũng giảm mạnh. Đặc biệt năm 2007 là một năm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế

của cả nước tăng cao, đạt 8,44%, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 25%. Điều đó cho thấy VCB đang đứng trước sự cạnh tranh rất lớn từ các NHTM khác trong hoạt động thanh toán thanh toán quốc tế nói chung là hoạt động thanh toán xuất khẩu nói riêng.

Năm 2008, do ảnh hưởng của cơn bão tài chính Mỹ, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm và khách hàng không có khả năng thanh toán, nhiều đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật, như: dệt may, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ,... đều giảm 20-30%. Không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm

Hình 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2007 25 22.1 22.5 31.4 27.9 23 20.1 15.7 20.6 26.6 0 10 20 30 40 50 60 70 2003 2004 2005 2006 2007 %

Export Growth Import Growth

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Thu hút thông qua hoạt động tiền gửi, tiết kiệm bằng ngoại tệ từ các tổ chức và từ dân cư

Nguồn ngoại tệ nằm trong dân, đặc biệt là với những nước có tình trạng đô la hóa thì ngoại tệ được tự do lưu thông, được người dân lưu giữ là khá lớn, với các hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm, các NHTM bằng các hình thức kinh

doanh của mình tập trung các nguồn vốn ngoại tệ không không chỉ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình mà còn là trách nhiệm của mỗi ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động bằng vốn ngoại tệ tại VCB được biết đến như một thế mạnh từ trước đến nay. Tỷ lệ nguồn vốn tiết kiệm ngoại tệ so với VNĐ vẫn luôn ở mức cao (năm 2008, tỷ lệ này là 48/12).

Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2005 tốc độ tăng trưởng vốn ngoại tệ có chậm lại, năm 2006 tình hình có vẻ sáng sủa hơn với mức tăng trưởng 23,8%. Tuy nhiên, so với tăng trưởng của toàn ngành (41,1%) thì có thể nói VCB đã gặp phải những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này.

Hinh 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ từ năm 2004-2008 của VCB 15 26.6 41.1 7.2 28.4 8 18 23.8 4 10.5 0 10 20 30 40 50 2004 2005 2006 2007 2008 % Toàn ngành VCB

Năm 2007 vốn huy động bằng ngoại tệ giảm do tỉ giá ngoại tệ thời gian qua tương đối ổn định, trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn thấp hơn so với VNĐ nên người dân có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ. Mặt khác, phần lớn các DN đều không có nhiều vốn và số vốn này hầu như chưa đáp ứng được hoạt động kinh doanh của chính họ nên vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi ngân hàng khôn lớn và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn.

Năm 2007 mức độ tăng trưởng tiết kiệm ngoại tệ toàn ngành giảm xuống còn 26,6%. Trước tình hình biến động chung của toàn ngành, VCB cũng gặp phải những khó khăn trong vấn đề thu hút ngoại tệ thông qua kênh tiền gửi tiết kiệm, cụ thể mức tăng trưởng tiết kiệm ngoại tệ giảm xuống còn 18%.

Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái nền kinh tế nên ngành ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2008, các ngân hàng thiếu trầm trọng ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế. Mức độ tăng trưởng tiết kiệm ngoại tệ toàn ngành giảm xuống còn 15%, trong khi đó VCB giảm xuống còn 8%

Thu hút từ các tổ chức tài chính khác thông qua thị trường liên ngân hàng

Từ trước năm 1991, ở Việt Nam hầu như không có khái niệm thị trường ngoại hối, bởi trước đó là nền kinh tế tập trung bao cấp và đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Điểm đánh dấu cho sự hình thành thị trường ngoại hối ở Việt Nam là sự ra đời của Trung tâm giao dịch ngoại tệ theo quyết định 107/QĐ-NH ngày 16/8/1991. Đến năm 1994, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Trung tâm giao dịch ngoại tệ được thay thế bằng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đơi theo quyết định số 203/QĐ-NH ngày 20/10/1994 đã đánh dấu bước phát triển mới. Ngày 17/8/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 161/HĐBT, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, trình tự, quyền,và nghĩa vụ giữa các bên mua bán ngoại tệ. Thời gian giao dịch của thị trường là tất cả các ngày làm việc, loại tiền tệ giao dịch đa dạng hơn.

VCB duy trì và phát huy vị trí là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng . Đặc điểm của nguồn vốn này là tốc độ tăng trưởng hàng năm không cao. Các tổ chức tài chính chỉ gửi một lượng vốn hợp lý để phục vụ cho hoạt động thanh toán vãng lai. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng chủ yếu là huy động từ việc vay NHNN và vay của các NHTM khác thông qua nghiệp vụ v

Thu hút từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho VCB.

Hình 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2004-2008 của VCB

20.320.6 20.6 24 30.2 26.1 0 5 10 15 20 25 30 35 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo thường niên năm từ năm 2004 - 2008

Năm 2005, trong điều kiện lãi suất thị trường quốc tế liên tục biến động, VCB đã cơ cấu lại tài sản theo lãi suất, kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Trong năm này, VCB đã chú trọng ứng dụng các sản phẩm phái sinh nói chung, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nói riêng vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản. Đối với hoạt động kinh doanh trong nước, VCB đạt tổng doanh số ngoại tệ (DSNT) mua bán là 16,4 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2004. Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra tương đối cân bằng. Lượng ngoại tệ mua vào của VCB chủ yếu từ các DN thanh toán xuất nhập khẩu, chiếm tới 88%. Đối với các giao dịch kinh doanh ngoại tệ đối với ngước ngoài, doanh số mua bán trong năm đạt 7,6 tỷ USD, tăng 8,6 % so với năm 2004.

Năm 2006, với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, VCB tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm này, bám sát diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước, VCB đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn

ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Doanh số mua bạn ngoại tệ trong nước đạt 19,0 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2005. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47% so với năm trước.

Năm 2007, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Cục dữ trữ Liên bang Mỹ đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm từ 5,25% xuống còn 4,25% làm cho đồng USD mất giá mạnh so với đồng tiền chủ chốt và cả so với VND. Thị trường trong nước có hiện tượng dư thừa USD với khối lượng lớn do dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng kiều hối từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Bám sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, VCB đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh giá mua, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lý để hạn chế rủi ro. Kết thúc năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của VCB đạt 26,1 tỷ USD, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ đạt 354 tỷ đồng, tăng 29,6% so với năm 2006.

Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.

Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.

Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trước tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế trên thế giới cũng như trong nước, VCB đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động

kinh doanh ngoại tệ. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ cả năm đạt 591 tỷ đồng, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 43,5 tỷ USD. Để đạt được kết quả như vậy, VCB đã phải rất lỗ lực.

Thu hút kiều hối

Hiện tại, kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kiều hối là nguồn thu lớn của cán cân vãng lai, góp phần bù đắp cho thiếu hụt của cán cân thương mại. Nguồn ngoại tệ thu được từ kiều hối đã làm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại VCB trong các năm qua, tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế. Kiều hối được thu hút dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc bán cho ngân hàng chiếm khoảng 85%. Ngoài ra nguồn kiều hối và nguồn thu từ thanh toán xuất khẩu đã góp phần làm giảm xu hướng tăng giá đồng USD. Nguồn ngoại tệ kiều hối còn góp phần làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, kích thích tiêu dùng.

Đánh giá cao vai trò của kiều hối, Chính phủ đã có nhiều tác động tích cực nhằm khuyến khích người Việt Nam chuyển tiền về nước như bãi bỏ nhiều quy định về thuế đối với người nhận và người gửi tiền.

Hiện nay, nguồn kiều hối chính thức, hợp pháp được chuyển về Việt Nam qua 4 kênh sau:

 Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối

 Tổ chức kinh tế được cấp phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ  Doanh nghiệp được cấp phép trong ngành Bưu chính Viễn thông  Mang theo người khi nhập cảnh vào Việt Nam (có khai báo).

 Ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc…

Với lợi thế là tổ chức tài chính có kinh nghiệm lâu năm nhất trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ kiều hối tại Việt Nam, cùng với lợi thế là ngân hàng có lượng tiền gửi ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, VCB đã thu hút được

các khách hàng làm việc ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân thông qua hệ thống của Ngân hàng.

Hình 2.7: Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008

900870 870 1500 1200 0 500 1000 1500 2000

VCB NH Đông Á Agribank Vietin Bank

Triệu USD

Nguồn: Thời báo kinh tế 19/1/2009

Theo thống kê trong số 8 tỷ USD kiều hối ước tính năm 2008, VCB dẫn đầu thị trường về thu hút kiều hối với 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm 2007. Nguồn kiều hối qua Vietcombank chủ yếu từ Mỹ, Pháp, Canada, Úc và các thị trường xuất khẩu lao động quen thuộc trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…Đứng thứ hai là Kiều hối Đông Á của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2008. Đứng thứ ba là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) với doanh số 900 triệu USD, tăng 27% so với năm 2007 và chiếm 11% tổng lượng kiều hối chuyển về. Và từ các con số đã được công bố, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có doanh số kiều hối ước tính gần 870 triệu USD, chiếm 10,8%.

2.2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w