Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 69 - 72)

Số lượng ngoại tệ thu hút so với các ngân hàng khác

Trong những năm qua, VCB vẫn luôn được đánh giá là ngân hàng hàng đầu trong việc thu hút ngoại tệ. Số lượng ngoại tệ VCB thu hút được qua các kênh đều tăng lên

Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VNĐ của VCB từ năm 2004-2008 60.8 58.2 54 51 61 39.2 41.8 46 49 39 0 20 40 60 80 100 120 2004 2005 2006 2007 2008 Nội tệ Ngoại tệ

Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

83.48084.105 84.105 73.135 64.983 0 20000 40000 60000 80000 100000 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ đồng 89.472

Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy, lượng vốn ngoại tệ thu hút được hàng năm của VCB đều được tăng lên và luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VND. Điều đó chứng tỏ VCB rất có thế mạnh trong hoạt động thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu huy động thì tỷ lệ vốn ngoại tệ/VND giảm dần theo các năm, điều này chứng tỏ VCB không những mạnh về thu hút vốn ngoại tệ mà còn rất hấp dẫn với nguồn vốn nội tệ.

Trong năm 2008, do ảnh hưởng của cơn bão tài chính Mỹ khiến cho hoạt động thu hút vốn ngoại tệ gặp khó khăn, lượng ngoại tệ thu được giảm. Điều này là do các DN xuất khẩu của ta gặp khó khăn vì đối tác không có khả năng thanh toán, không có nhu cầu mua hàng vì vậy ảnh hưởng đến DTXK của VCB. Ngoài ra, do tình hình tài chính trên thế giới và trong nước biến động không ngừng, tỷ giá thay đổi bất thường nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng gặp khó khăn.

Nhìn vào cơ cấu vốn năm 2008, tỷ lệ vốn ngoại tệ cao hơn vốn nội tệ mà tại sao lại nói là hoạt động thu hút vốn ngoại tệ lại gặp khó khăn. Điều này tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại hoàn toàn hợp lý bởi tỷ giá USD/VND năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007. Vì vậy mặc dù lượng

ngoại tệ thu được ít hơn nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam thì lại được nhiều hơn và tăng so với năm ngoái.

Tuy vậy, nhưng so với các ngân hàng khác thì VCB vẫn là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ, và lượng ngoại tệ mà VCB thu hút được cũng cao hơn khá nhiều so với các ngân hàng có thể nói là “các đại gia cùng chiếu” như Agribank, Vietin Bank và BIDV.

Bảng 2.2: Vốn ngoại tệ của một số ngân hàng từ năm 2005-2008

Đơn vị: tỷ đồng Một số NH 2005 2006 2007 2008 VCB 73.135 84.105 89.472 83.480 Vietin Bank 52.239 60.075 63.908 59.628 Agribank 39.179 45.056 47.931 44.721 BIDV Bank 47.015 54.067 57.517 53.665

Nguồn: Tạp chí nội bộ tháng 3 năm 2009

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh

Trong thời gian gần đây, do cạnh tranh trên lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính chứng khoán nên rất VCB cũng gặp khó khăn trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ do một số khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng khác hoặc nhiều khách hàng đã đầu tư vào thị trường chứng khoán thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt vào năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đột nhiên nở rộ, rất nhiều người giàu nên nhờ tham gia đầu tư vào thị trường này. Chính vì vậy mà do tâm lý ăn theo của người dân, kéo theo một lượng lớn khách hàng rút tiền ở VCB để tiến hành đầu tư chứng khoán. Nhưng đó không phải là tình trạng riêng của VCB mà là của toàn ngành nên so với các ngân hàng khác thì VCB vẫn là Ngân hàng lớn

Thị phần ngoại tệ của VCB so với các NH khác

VCB28% 28% Vietin Bank 20% Agribank 13% Techcombank 6% Các NH khác 15% BIDV Bank 18%

Nguồn: Báo cáo thống kê quản lý ngoại hối – Ngân hàng Nhà Nước 2008

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, VCB là ngân hàng có thị phần vốn ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi VCB có lợi thế là ngân hàng truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, có bề dày kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với các khách hàng và các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên “miếng bánh” này được chia tương đối đồng đều trừ các NH có quy mô vốn nhỏ. Điều đó nói lên VCB cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ trong thời gian tới khi mà áp lực cạnh tranh sẽ lớn hơn nhiều

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w