Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 55 - 58)

VCB xác định, con người là yếu tố quyết định tạo nên chất lượng dịch vụ. Vì vậy mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm tiên quyết để nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ nói chung của ngân hàng và hoạt động thu hút vốn ngoại tệ nói riêng..

Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của mỗi ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương đã không ngừng nỗ lực tăng cường đồng thời số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ.

Hiện tại, với mạng lưới gồm 63 Chi nhánh, Công ty trực thuộc và 146 Phòng giao dịch trong toàn quốc, đội ngũ lao động của VCB đã lên tới gần 9.200 người (số liệu năm 2007) với số nhân sự tuyển dụng mới mỗi năm ở mức 18 – 20 % trên tổng số lao động toàn hệ thống (trung bình khoảng từ 1000 – 1200 nhân viên/năm). Tính đến thời điểm 31/12/2005, cơ cấu lao động của VCB gồm 0,37% trình độ Tiến sỹ; 3,45% Thạc sỹ; 79,12% Đại học; 6,04% lao động có trình độ Cao cấp ngân hàng; 4,85% trình độ Trung học chuyên nghiệp và 6,17% thuộc trình độ khác. Hàng năm, trên 95% nguồn lao động mới bổ sung cho VCB là sinh viên các trường đại học mới ra trường, trong đó tập trung chủ yếu từ các trường thuộc khối kinh tế như ĐH KTQD, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính…

Đứng trước thách thức ngày càng gia tăng trên thị trường lao động, đặc biệt là sức hút từ các ngân hàng TMCP và công ty tài chính, chứng khoán và đặc biệt là các định chế tài chính nước ngoài đang thâm nhập ngày một mạnh mẽ, Vietcombannk đã đặc biệt chú trọng đến các chính sách nhân sự để duy trì và phát triển tốt nguồn nhân lực của mình.

Đối với đội ngũ nhân lực hiện tại, VCB hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả hoạt động của họ với chính sách đối với người lao động. Vì thế, ngoài việc áp dụng quy chế thi tuyển chặt chẽ thì khi người lao động đã trở thành thành viên của Ngân hàng, họ luôn được VCB đảm bảo những quyền lợi chính đáng theo quy định hiện hành, đặc biệt là các phúc lợi như khám sức khỏe định kỳ, nghỉ dưỡng, thi đua, trợ cấp trong các dịp Tết, các hoạt động đoàn thể, văn hóa, văn nghệ, xây dựng môi trường làm việc năng động để nâng cao năng lực thể chất và tinh thần cho người lao động. Ngoài ra, VCB còn luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, thực hiện chính sách khen thưởng xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu, đặc biệt những khoản tiền thưởng lớn vào cuối năm của Ngân hàng luôn có tác dụng thúc đẩy và thu hút nhân lực mạnh mẽ. Trong đợt IPO vừa rồi, cán bộ nhân viên của Ngân hàng

đã được mua cổ phiếu của VCB với giá ưu đãi bằng 60% giá thị trường, với số cổ phiếu tính theo số năm công tác.

Nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như nghiệp vụ của các nhà quản lý và nhân viên, Ngân hàng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn cả trong và ngoài nước, với nội dung đa dạng và thiết thực cho hàng ngàn lượt cán bộ mỗi năm. Hàng năm Ngân hàng đều có tổ chức thi kiểm tra chất lượng cán bộ, những cán bộ thi kiểm tra đạt loại giỏi được cấp học bổng đi đào tạo ở nước ngoài. Những cán bộ trúng tuyển các lớp trên đại học trong và ngoài nước hoặc có nguyện vọng học văn bằng 2 được Ngân hàng hỗ trợ một phần học phí sau khi có kết quả học tập. Sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của Ngân hàng thực sự đã tiến thêm một bước khi tháng 7/2006, Trung tâm Đào tạo của Ngân hàng được khai trương và chính thức đi vào hoạt động, từ đó liên tiếp tổ chức thành công các khóa học về phổ biến kiến thức pháp luật mới, nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, thị trường chứng khoán, ngoại ngữ… Chỉ riêng trong năm 2007, Trung tâm đã tổ chức được 43 khóa học với 2.714 người tham dự. Đến nay, Trung tâm đã xây dựng chương trình khung và bộ tài liệu chuẩn cho 2 chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên mới và cán bộ quan hệ khách hàng; đồng thời nghiên cứu, đưa vào kế hoạch đào tạo năm 2008 các chương trình đào tạo cán bộ theo cơ chế Ngân hàng TMCP. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hỗ trợ, phối hợp tổ chức 7 khóa đào tạo cho hàng trăm cán bộ của Hiệp hội Ngân hàng, một số NHTMCP và Công ty tài chính Bưu điện…nhằm mở rộng các mối quan hệ, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin.

Bên cạnh những chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại, Vietcombank còn không quên chuẩn bị cho mình một nguồn nhân lực dự trữ cho tương lai. Bằng việc kết hợp với các trường đại hoc, cao đẳng, Vietcombank đã được đảm bảo một phần nhân lực có trình độ cao khi thực hiện việc đặt hàng theo yêu cầu và đã nhận được sự đáp ứng tích cực từ các cơ sở đào tạo. Hàng năm Vietcombank còn có chính sách trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao thuộc khối trường Kinh tế, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các sinh viên

thực hiện chương trình thực tập tại Hội sở chính và các Chi nhánh hay tổ chức giao lưu giữa sinh viên năm cuối với với Ngân hàng theo từng chuyên đề nghiệp vụ. Các hoạt động trên đã tạo cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với công tác nghiệp vụ, tác phong phục vụ cũng như phương pháp làm việc trong ngân hàng. Vietcombank còn là ngân hàng đầu tiên phối hợp với Học viện Ngân hàng thực hiện ý tưởng áp dụng mô hình ngân hàng thực hành nhằm tạo môi trường cho sinh viên trong quá trình đào tạo được làm quen và cập nhật các hoạt động tác nghiệp thực tế trong điều kiện khi mà CNTT được ứng dụng vào hầu hết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hình 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ của VCB

0.37%4.85% 4.85% 6.04% 6.17% 3.45% 79.12% Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp PTTH

Nguồn: Bản công bố thông tin của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2007

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w