VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH DịCH VỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 72 - 81)

VỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB

Mô hình SWOT là một mô hình hữu hiệu để phân tích sức cạnh tranh dựa trên những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà DN gặp phải. Từ đó, sử dụng những điểm mạnh của mình để nắm bắt những cơ hội, cũng như vượt qua được những thách thức, đe dọa mà DN gặp phải. Đồng thời cũng giúp DN nhìn nhận rõ được những điểm yếu của mình sẽ gây ra những khó khăn, cản trở gì đối với việc nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức.

Đây là công cụ phân tích dài hạn, với mục đích phân tích, đánh giá sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và là cơ sở để tìm ra các biện pháp ở chương sau:

Điểm mạnh:

 Thương hiệu, hình ảnh, uy tín của VCB

Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, VCB luôn giữ được vị trí hàng đầu về cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ kinh tế đối ngoại và các mặt hoạt động khác của ngân hàng, thương hiệu của Vietcombank đã được các bạn hàng trong và ngoài nước mến mộ Do vậy các dịch vụ mà VCB cung cấp luôn có sức cạnh tranh hơn các ngân hàng khác. Khách hàng thương quen gọi ngân hàng với cái tên Vietcombank hay ngân hàng ngoại thương. Ngay cái tên của ngân hàng đã khiến cho người ta nghĩ đến nó làm công việc của một ngân hàng đối ngoại, yếu tố “ngoại tệ” dường như đã nằm trong tên của ngân hàng. Chính vì thế, thương hiệu, hình ảnh, uy tín của VCB là một điểm mạnh rất lớn cho dịch vụ thu hút vốn ngoại tệ

 Có hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới

VCB là ngân hàng Việt Nam duy nhất có sự hiện diện thương mại tại nước ngoài thông qua văn phòng đại diện tại Paris và Singapore, cùng với công ty tài chính Vinafico tại Hồng Kông. Hiện tại NHNT có quan hệ đại lý với khoảng 1.500 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHNT luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và lãnh thổ đó, mở và duy trì trên 80 tài khoản thanh toán ở NH tại các thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Úc, trong đó có nhiều tài khoản ngoại tệ mạnh như USD, EURO, GBP, JPY... đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng. VCB là sự lựa chọn số một tại Việt Nam của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới (Citi Group, HSBC, Mizuho Financial Group, UBS, Credit Agricole Groupe, Bank of America, JP Morgan Chase, Deutsche Bank, ING Bank, ABN - AMRO bank...) trong việc thực hiện các giao dịch với thị trường Việt Nam và hiện là NH Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong thanh toán quốc tế. Tại Việt Nam, NHNT có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 4 NHTM NN, 34 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do tính đặc thù của dịch vụ thu

hút ngoại tệ có liên quan tới yếu tố nước ngoài nên có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới là một lợi thế để VCB thu hút được nhiều ngoại tệ hơn và quá trình thu hút cũng dễ dàng hơn.

 Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế

Đây là một điểm mạnh giúp VCB có thể thu hút được ngoại tệ theo chân khách du lịch vào Việt Nam, người nước ngoài sang Việt Nam công tác. Vì họ sẽ dùng các loại thẻ thanh toán quốc tế để mua sắm hàng hóa.

VCB hiện cũng là NHTM duy nhất ở Việt Nam chấp nhận thanh toán 6 loại thẻ tín dụng quốc tế là Visa Card, Master Card, JCB Card, Dinner Club và American Express, China Unionpay và phát hành 3 sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế là Visa Card, Master Card và American Express... Số lượng thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành lên tới hơn 130.000 thẻ. Đã đưa ra các sản phẩm thẻ tín dụng Mastercard “cội nguồn” và Mastercard “Unembosed” với nhiều tính năng, chuẩn bị quay thưởng với những giải thưởng hấp dẫn. VCB cũng đã phối hợp với tổ chức thẻ quốc tế Amex và Việt Nam Airlines cho ra mắt thẻ tín dụng Bông Sen Vàng với nhiều tính năng đa dạng và rất nhiều lợi ích cho chủ thẻ như: được hưởng dịch vụ bảo hiểm tai nạn du lịch trị giá lên tới 5.000 USD, dịch vụ bảo hiểm sức khoẻ du lịch trị giá lên đến 5.000 USD và bảo hiểm hành lý trị giá đến 1.000 USD. Ngoài ra, trong vòng 4 tháng kể từ ngày khai trương, các chủ thẻ sẽ được tặng ngay 1.000 điểm thưởng vào tài khoản GLP (Golden Lotus Plus) mà qua đó chủ thẻ sẽ có cơ hội được sử dụng những chuyến bay, những đêm nghỉ miễn phí và có cơ hội tham gia nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt khác.

 Chất lượng dịch vụ

Khách hàng có thể được phục vụ tận tình, giảm thời gian và chi phí, được tư vấn chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ có liên quan đến việc thu hút ngoại tệ như: trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các nhân viên của VCB luôn tư vấn cho khách hàng trong suốt quá trình kể từ trước khi mở L/C, sau khi mở L/C và thậm chí cả sau khi thanh toán rồi nhân viên cũng tư vấn cho khách để rút

kinh nghiệm lần sau. Đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ cao khiến cho khách hàng cảm thấy yên tâm khi được các nhân viên tư vấn. Cộng thêm thái độ tiếp khách niềm nở, gọi điện hỏi thăm khách hàng xem chuẩn bị chứng từ đến đâu rồi, có vướng mắc gì không để nhân viên tư vấn. Đây cũng là một trong những yếu tố cấu thành lên chất lượng dịch vụ thu hút ngoại tệ của VCB.

Độ chính xác và an toàn của giao dịch không ngừng được tăng lên. Các dịch vụ của VCB được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất trang thiết bị có hệ thống làm giảm thời gian thực hiện các giao dịch, tăng mức độ thuận tiện cho khách hàng. Do đó chất lượng dịch vụ cũng được tăng lên. Chất lượng dịch vụ cao là một điểm mạnh trong hoạt động thu hút ngoại tệ của VCB.

 Kết hợp các loại hình sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

Đưa ra các sản phẩm trọn gói, tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.Trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ VCB đã đưa ra gói sản phẩm 2 trong 1, đó là xuất khẩu kết hợp với tín dụng tạo thành gói sản phẩm tín dụng xuất khẩu. Trong đó lại chia ra tín dụng trước khi giao hàng và tín dụng trong khi giao hàng Tín dụng trước khi giao hàng: cho phép DN thế chấp L/C để vay tiền phục vụ cho quá trình chuẩn bị hàng như thu mua nguyên vật liệu, có tiền để phục vụ sản xuất. VCB còn đưa ra mức lãi suất cho tín dụng xuất khẩu linh hoạt, kịp thời, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm lãi suất cho các đối tượng ưu tiên, đối với các giao dịch lớn. Chú ý đến đặc điểm của thị trường nhập khẩu để lưu ý khách hàng khi chuẩn bị bộ chứng từ. Mục tiêu của VCB là luôn bảo vệ khách hàng của mình, thực hiện các nghiệp vụ làm sao cho khách hàng được lợi nhất.

Kết hợp với phòng nhập để kiểm soát dòng tiền vào ra như phát hành L/C, ký quỹ, tín chấp..

Kết hợp với phòng kinh doanh ngoại tệ về bán ngoại tệ, thu tiền việt. Khi đó VCB sẽ có chính sách ưu đãi đối với các DN thực hiện thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng như ưu đãi về tỷ giá. Ví dụ như tỷ giá thông thường khi khách hàng đến ngoại tệ tại VCB là 1USD=16.000 VNĐ thì đối với những DN thực

hiện thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng, phòng thanh toán xuất khẩu sẽ kết hợp với phòng kinh doanh ngoại tệ để cho khách hàng được hưởng mức tỷ giá cao hơn, từ đó thu được nhiều tiền việt về hơn.

Điểm yếu:

 Đội ngũ nhân sự

Hiện nay, VCB là ngân hàng có trình độ lao động cao so với các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập kinh tế và yêu cầu phát triển, lực lượng nhân lực của VCB còn quá nhỏ bé. Cung cách làm việc vẫn bị ảnh hưởng bởi “lề thói” của một doanh nghiệp Nhà Nước, làm ít, chơi nhiều. Đội ngũ lao động trên 35 tuổi có tư tưởng tương đối bảo thủ, thiếu sự năng động, tâm lý an phận với công việc…Vì vậy giảm năng suất lao động. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên vẫn chưa được giáo dục nâng cao nhận thức về thái độ phục vụ đối với khách hàng, nhiều nhân viên còn tỏ ra hách dịch và không nhiệt tình tư vấn cho khách hàng.

Bản thân cán bộ nhân viên ngân hàng là một kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách tốt nhất nhưng nhiều nhân viên chưa nhận thức được điều này.

 Phí dịch vụ

Phí dịch vụ là một trong những nhân tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn dịch vụ. Hiện nay, các biểu phí dịch vụ của VCB không có gì vượt trội so với các các Ngân hàng khác trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài thậm chí còn cao hơn và các mức phí chưa được áp dụng linh hoạt.

 Mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch

Tuy đã không ngừng phát triển mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, nhưng VCB mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn, các địa bàn đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Còn ở các tỉnh khác số lượng các phòng giao dịch còn rất ít. Vì vậy chưa thu hút được các khách hàng ở các vùng này.

Mặt khác, VCB mới chú trọng đến việc phát triển mạng lưới các chi nhánh trong nước mà chưa có hệ thống các chi nhánh, các văn phòng đại diện ở

nước ngoài để có điều kiện thu hút lượng ngoại tệ lớn do hoạt động trong môi trường nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài có thể chuyển tiền về cho người thân một cách dễ dàng nhanh chóng thông qua hệ thống của VCB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội

Nền kinh tế Việt Nam đang trong đà phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, do đó ngày càng có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng. Mặt khác đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng hóa của chúng ta thâm nhập các thị trường lớn, hứa hẹn sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ các thị trường này. Qua đó, sẽ làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán xuất khẩu qua VCB. Điều đó có nghĩa là hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB có nhiều cơ hội để phát triển

Thứ hai, Việt Nam là một trong số ít nước có tình hình chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư mang theo một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và lượng vốn này sẽ được giải ngân qua hệ thống Ngân hàng. Do đó, đây là cơ hội để VCB tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng dịch vụ của mình để giải ngân.

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta đang có xu hướng phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có trình độ, tay nghề cao. Thị trường lao động Việt Nam đang hướng tới các nước có thu nhập cao. Đây sẽ là lực lượng mang lại nguồn kiều hối dồi dào khi chuyển tiền về nước cho người thân. Vì vậy, VCB có cơ hội tiếp cận các đối tượng này để ngay từ trước khi sang nước ngoài làm việc, họ sẽ mở tài khoản ở VCB.

Sự ra đời và ngày càng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục được thành lập và phát triển. Ưu điểm của các DN này là năng động, linh

hoạt. Đây là cơ hội rất lớn cho VCB gia tăng cung ứng vốn, hỗ trợ các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Nguy cơ và thách thức

Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng quyết liệt.

Trước tiên là cạnh tranh giữa các ngân hàng

Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội nói chung và VCB nói riêng.

Như phân tích ở trên, một lượng ngoại tệ lớn sẽ theo chân các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam và lượng ngoại tệ này được giải ngân ở ngân hàng. Nhưng việc lựa chọn ngân hàng nào lại là vấn đề đáng bàn. Thông thường, các nhà đầu tư khi vào Việt Nam, họ thường chọn các ngân hàng nước họ để gửi tiền. Vì vậy, khi Việt Nam cho phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, thì đây sẽ là nguy cơ lớn đe dọa VCB trong việc thu hút ngoại tệ thông qua các nhà đầu tư nước ngoài.

Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại được thành lập. Với ưu thế gọn nhẹ, hoạt động theo nguyên tắc thị trường các ngân hàng TMCP không ngừng cải tiến hoạt động, áp dụng các công nghệ mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian gần đây, quy mô về

vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này liên tục gia tăng. Đây sẽ là thách thức lớn đối với VCB trong việc thu hút vốn ngoại tệ, thị phần sẽ bị giảm bớt do các DN tìm đến với các Ngân hàng khác thay vì VCB. Do tính linh hoạt, năng động nên những ngân hàng này cũng sẽ thu hút lượng khách hàng là thể nhân trong hoạt động tiền gửi tiết kiệm.

Thứ hai là cạnh tranh với thị trường chứng khoán

Càng ngày chứng khoán càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi họ sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hi vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn). Bên cạnh đó, các doanh ngiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng họ còn có cách là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đấy cũng là một cách tốt để huy động vốn.

 Nguy cơ, thách thức đến từ hiện tượng “chảy máu chất xám”

Hiện tượng chảy máu chất xám đang là thách thức rất lớn đối với Ngân hang. Yếu tố quyết định tạo ra hiện tượng này là các chính sách thu nhập, đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên. Cùng với sự phát triển nhanh của khối NHTM CP và sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 72 - 81)