Đối với khách hàng là thể nhân thì lượng ngoại tệ mà ngân hàng thu hút được thường thông qua tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và lượng kiều hối mà cá nhân đang làm việc ở nước ngoài chuyền vê nước cho người thân của họ. Đây là đối tượng về lâu dài đem lại nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, nhất là góp phần tăng trưởng tỷ trọng vốn trung dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn. Các Ngân hàng cũng như các TCTC phi Ngân hàng ngày càng cạnh tranh nhằm vào thị trương tiềm năng này.
Với mục tiêu năm 2010, tỷ trọng lượng ngoại tệ thu hút được thông qua kênh tiền gửi tiết kiệm và kiều hối đạt mức 30% tổng lượng ngoại tệ thu hút và tiến đến mức 40-45% vào năm 2015 VCB cần định hướng cho mình thị trường mục tiêu đó là những khách hàng thể nhân thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu tại các thành phố lớn và những kiều bào đang định cư và làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có thu nhập cao như Mỹ, Nhật Bản và một số nước EU. Từ đó không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm trên cơ sở nâng cao hàm lượng công nghệ và tăng độ an toàn cho khách hàng cũng như chính bản thân ngân hàng nhằm thu hút ngoại tệ từ đối tượng khách hàng là thể nhân.
Thứ nhất là nhóm sản phẩm Tài khoản tiền gửi thanh toán (tiền gửi vãng lai)
VCB cần có chính sách khuyến khích cá nhân (người Việt Nam cũng như người nước ngoài) mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu, thanh toán càng gia tăng. Với thị trường đầy tiềm năng với hơn 85 triệu dân, nền kinh tế nước lại đang trong đà phát triển, việc đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời áp dụng các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn ngoại tệ rất lớn thông qua kênh này.
Phát triển hệ thống ATM có khả năng đảm bảo cho khách hàng rút, nộp tiền tại các điểm rút tiền mà không phải đến ngân hàng nơi mở tài khoản mới có thể nộp tiền vào tài khoản, điều này sẽ giúp cho khách hàng không mất nhiều thời gian đến tận ngân hàng mới có thể thực hiện được các giao dịch.
Triển khai kế hoạch thu hút nguồn tiền kiều hối: VCB cần bắt tay với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối ở nước ngoài, các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để thu hút nguồn kiều hối đáng kể chuyển về nước hàng năm và gửi ở ngân hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều NHTM và các TCTC phi ngân hàng được phép hoạt động ngoại tệ. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, theo cam kết lĩnh vực ngân hàng tài chính là một trong lĩnh vực tiên phong đi đầu trong việc cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Do đó, VCB không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, khi mà họ có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ và cung cách làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, VCB cần phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ để có thể giữ vững vị thế dẫn đầu trong khối các ngân hàng trong nước.
Lượng kiều hối gửi về nước Theo thống kê của Liên hợp quốc, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhiều khả năng, sang năm 2009, lượng kiều hối chuyển về nước sẽ sụt giảm, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Lượng kiều hối tăng mạnh trong thời gian gần đây là do Nhà nước có nhiều chính sách thông
thoáng hơn về quản lý ngoại hối và ưu đãi cho Việt kiều, trong đó có việc khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư, mua nhà. 5 năm trở lại đây, ngoài Việt kiều ở Mỹ, Ô-xtrây-li-a, châu Âu, những người đi xuất khẩu lao động, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập tại nước ngoài cũng đóng góp rất lớn trong số kiều hối chuyển về Việt Nam. Hiện, có khoảng 500.000 người Việt đang làm việc ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phần lớn trong số đó dành từ 70%-80% thu nhập gửi về nước. Đây là một nguồn cung ngoại tệ rất lớn. Vì vậy, VCB cần có những chính sách sản phẩm lý để thu hút lượng kiều hối này.
Tài khoản tiết kiệm
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm giữ khách hàng nhằm giữ khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới trên các thị trường khác nhau. VCB phải tính đến tính hấp dẫn linh hoạt của sản phẩm mới trong việc thu hút vốn ngoại tệ. Để thu hút ngoại tệ thông qua tài khoản tiết kiệm, VCB cần phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm cho tương lai, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm mua ô tô, tiết kiệm mua nhà , tiết kiệm báo hiếu, tiết kiệm hôn nhân…
Đa dạng hóa các kỳ hạn huy động từ dưới 1 tháng và các kỳ hạn trên 5 năm. Hiện nay, VP Bank đã đưa ra các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, để cạnh tranh VCB cũng cần phải nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm hấp dẫn hơn các đối thủ.
Đa dạng hóa cách tính và trả lãi cho khách hàng, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Ví dụ như đưa ra sản phẩm “rút gốc linh hoạt”, tức là khi khách hàng gửi khoản tiền tiết kiệm với kỳ hạn 1 năm nhưng chưa đến 1 năm khách hàng có nhu cầu rút tiền thì VCB sẽ tiến hành tất toán khoản tiền mà khách hàng có nhu cầu rút, số tiền còn lãi vẫn được hưởng mức lãi suất ban đầu khi gửi thay vì trước đây nếu chưa đến hạn mà khách hàng rút tiền thì khách hàng sẽ không được hưởng mức lãi suất như ban đầu nữa mà phải tiến hành gửi lại.
Liên kết với bảo hiểm, bưu điện để bán chéo sản phẩm như tiết kiệm gửi góp, phát triển các đại lý gom tiền…