Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 51 - 55)

Tình hình hoạt động kinh doanh của các DN xuất khẩu

Một trong những hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân hàng là thông qua hoạt động thanh toán xuất khẩu. Vì vậy tình hình hoạt động kinh

doanh của các DN xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của ngân hàng. Nếu các DN xuất khẩu hoạt động hiệu quả, thực hiện được các hợp đồng có giá trị lớn với các đối tác nước ngoài thì lượng ngoại tệ thu được sẽ tăng lên, từ đó lượng ngoại tệ mà ngân hàng mua lại của các DN này cũng tăng theo tương ứng. Ngược lại, nếu các DN xuất khẩu gặp khó khăn trong hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ hay không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa của đối tác nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó lượng ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng sẽ giảm.

Tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới và trong nước

Ngân hàng là DN hoạt động trong môi trường kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trương là tất yếu. Vì ngân hàng là DN kinh doanh tiền tệ do vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước. Thu hút ngoại tệ là một dịch vụ của ngân hàng, do vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố này. Nếu tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước ổn định, hoạt động có hiệu quả thì các ngân hàng nói chung và dịch vụ thu hút ngoại tệ nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi để đạt những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện rõ thông qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008 vừa qua. Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ.

Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo đánh giá của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải là nhỏ

Một ảnh hưởng cụ thể từ cuộc khủng hoảng này được xét đến ở những biến động trên thị trường ngoại tệ và xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND. Trong tháng 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Một số ngân hàng nước ngoài cũng có hiện tượng bán lại nợ cho các ngân hàng nội địa…

Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhất định.

Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.

Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.

Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, gây khó khăn cho các DN xuất khẩu do một số khách hàng không có khả năng thanh toán cũng như họ không có nhu cầu nhập khẩu vì khó khăn trong tài chính, không tiêu thụ được. Mặt khác, biến động của thị trường tài chính tiền tệ còn khiến cho các DN xuất khẩu của ta cũng gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khiến các ngân hàng trong nước thận trọng hơn trong các khoản cho DN vay. Ngoài ra, biến động của thị trường tài chính dẫn đến những biến động

về tỷ giá, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Do vậy, nguồn thu hút ngoại tệ từ kênh này cũng gặp phải những khó khăn.

Hình 2.8: Giá USD bán ra theo niêm yết của các ngân hàng thương mại từ đầu năm 2008

Lãi suất tiền gửi ngoại tệ

Lãi suất tiền gửi ngoại tệ có ảnh hưởng đến kênh huy động ngoại tệ thông qua tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút được khách hàng gửi tiền ở VCB. Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu là cạnh tranh trên các sản phẩm dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, một công cụ hữu dụng mà các Ngân hàng thường sử dụng để lôi kéo các khách hàng về phía mình là lãi suất. Đây là một công cụ khá nhạy cảm, khách hàng có thể sẵn sàng rút tiền ở một ngân hàng này và gửi vào ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà Nước

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến thu hút vốn ngoại tệ, hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút vốn nước ngoài.

Nếu Ngân hàng Nhà Nước có chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp, có lợi cho hoạt động thanh toán xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì lượng ngoại tệ mà ngân hàng thu hút được sẽ có cơ hội tăng lên. Ngược lại nếu

Ngân hàng Nhà Nước đưa ra chính sách tỷ giá không phù hợp thì sẽ gây nên những khó khăn cho hoạt động thu hút vốn ngoại tệ thông qua 2 kênh quan trọng là thanh toán xuất khẩu và kinh doanh ngoại tệ. Theo thông tin mới nhất, năm nay NHNN sẽ có chính sách tỷ giá hối đoái nới lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu. Vì vậy hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB cũng có nhiều thuận lợi.

Nếu tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu, tức là 1 đồng ngoại tệ thu về sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn vì thế người ta sẽ muốn xuất khẩu nhiều hơn để lấy ngoại tệ và khi quy đổi ra nội tệ để sử dụng thì sẽ có lợi hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w