KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 100 - 104)

Kiến nghị với Chính Phủ

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính Phủ cần có những biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trong đó có hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần thực hiện:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch: tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các TCTD trong và ngoài nước

Có chính sách khuyến khích các DN vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng như có chính sách hỗ trợ các DN này trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới hơn nữa để tạo nền tảng cho mối quan hệ giữa các Ngân hàng Việt Nam với các Ngân hàng trên thế giới

Tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài ∗ Kiến nghị đối với NHNN

Dự báo trong năm nay và năm tới tình hình tài chính thế giới tiếp tục ở trong tình trạng xấu, chưa phục hồi. Do vậy, kinh tế nước ta nói chung và thị trường ngân hàng tài chính nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, NHNN bằng các công cụ điều tiết của mình cần có những biện pháp để kiểm soát lạm phát, giữ ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo an toàn hệ thống, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để làm được điều đó NHNN cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các qui định về ngoại hối,về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng…..

- Chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng trước những biến động của tình hình tài chính quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

- Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó cho đầu tư phát triển sản suất. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.

- Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội về các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đồng

thời, tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Đưa ra chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt: tỷ giá có liên quan đến rất nhiều vấn đề, nó không chỉ liên quan đến việc cân đối thu chi ngoại tệ của một ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước, cũng như hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Một đất nước có đồng tiền định giá cao sẽ khuyến khích nhập khẩu và kìm hãm xuất khẩu, ngược lại nếu chính sách tỷ giá định giá thấp đồng nội tệ sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao đưa ra một chính sách linh hoạt, kích thích hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cung cầu ngoại tệ của ngân hàng một cách hợp lý. Năm qua là năm thành công của NHNN trong điều hành chính sách tỷ giá khi vẫn duy trì được tỷ giá ổn định trong tình trạng lãi suất đồng Đô la và giá vàng tăng liên tục. Trong những năm tới NHNN cần duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng, đưa hoạt động ngân hàng vào xu thế hội nhập chung của cả nước và khu vực.

- Phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường nhằm hoán đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau. Vì vậy, để các Ngân hàng thương mại mở rộng được các quan hệ thanh toán quốc tế phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì việc phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng là hết sức cần thiết: đa dạng hóa việc mua bán ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, tiền gửi qua đêm, khai thác quyền mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng như giao ngay (Spot), kỳ hạn (Forward), đặc biệt là các hình thức quyền mua ngoại tệ (Option) và hoán đổi ngoại tệ (Swap).

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chuyên đề đã đạt được một số mục tiêu đã đề ra, đó là:

Nghiên cứu, tìm hiểu, sắp xếp một cách có hệ thống các vấn đề có liên quan tới sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng: Nêu lên được các khái niệm về cạnh tranh, sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng, phân biệt được sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng với năng lực cạnh tranh của ngân hàng; tìm hiểu được các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của một sản phẩm dịch vụ về mặt định tính cũng như định lượng; các mô hình đánh giá sức cạnh tranh của một sản phẩm dịch vụ; chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ ở VCB.

Trên cơ sở nghiên cứu sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, chương II của chuyên đề đi phân tích thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB và các biện pháp mà VCB đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh; qua đó vận dụng mô hình SWOT để đánh giá sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội thách thức để từ đó đưa ra các giải pháp ở Chương III.

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng sức cạnh tranh của VCB trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà VCB đang gặp phải. Chương III đã đưa ra một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB trên có sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội cũng như vượt qua thử thách.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w