CÁC KHỐI CƠ BẢN TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị chiến lược tại công ty forest laboratories potx (Trang 59)

1. Hiệu quả

Công ty dược phẩm Forest Lab sản xuất các sản phẩm thuốc là viên nén, viên nang… kết hợp với các cơ sở đóng gói cơng ty có thể sản xuất một số lượng lớn. Như công ty Forest Pharmaceuticals có thể sản xuất hơn 16 tỷ liều thuốc dạng rắn và 2 triệu lít chất lỏng mỗi năm. Và cơng ty Forest Lab ở Châu Âu có thể sản xuất hơn 4 tỷ liều thuốc mỗi năm. Gần đây, các cơ sở sản xuất thuốc được thiết kế mở rộng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đóng gói các sản phẩm thuộc danh mục đầu tư hiện tại của công ty. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, phù hợp các cơ sở vật chất này các nhóm nghiên cứu của cơng ty đã áp dụng các cách tiếp cận thích hợp để xử lý thiết kế, quy hoạch, mua sắm nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng cũng như kiểm soát chất lượng. Do vậy, khơng chỉ gia tăng sản xuất, đóng gói, dán nhãn, phân phối công ty đã sản xuất được các sản phẩm an toàn, hiệu quả, nhất quán, và với số lượng cần thiết để cung cấp không bị gián đoạn.

Tận dụng các công nghệ mới nhất, thực hành hiệu quả và kiểm sốt chất lượng nghiêm ngặt, cơng ty đã biến những nguồn ngun liệu thơ ít giá trị thành những sản phẩm có giá trị cao sử dụng điều trị trên khắp thế giới.

Mục tiêu chiến lược của công ty, đặc biệt là một công ty kiêm cả về lĩnh vực sản xuất và phân phối như Forest Lab, là có một dây chuyền sản xuất và kênh phân phối hiệu quả. Mà đầu tiên công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần (USD) 3.903.524.000 4.213.126.000

Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (USD) 310.263.000 313.699.000 Chi phí đầu tư máy móc thiết bị (USD) 292.517.000 322.488.000

Tỷ lệ đầu tư trên doanh số 15,44% 15,1%

=>Như vậy ta thấy, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất khá cao.

Khơng chỉ chi phí cho cơ sở vật chất, công ty đầu tư khá lớn cho nghiên cứu phát triển khá lớn để tạo ra sản phẩm mới nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chữa trị các bệnh khó chữa, chiếm lĩnh được thị trường

Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần (usd) 3.903.524.000 4.213.126.000 Tổng chi phí nghiên cứu và phát triển 1.053.561.000 715.872.000

Tỷ lệ chi phí trên doanh số 26.99% 17.01%

Ngồi ra cơng ty cịn tốn khá nhiều chi phí cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí sản xuất (chi phí ngun vật liệu, chi phí nhân cơng…) và chi phí hành chính…

Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần (USD) 3.903.524.000 4.213.126.000

Chi phí bán hàng (USD) 924.346.000 903.981.000

Chi phí sản xuất, hành chính (USD) 1.264.269.000 1.402.111.000

Tỷ lệ trên doanh số 56,67% 54,74%

Kèm theo sự gia tăng cơ sở vật chất, số lượng lao động tại Forest Lab cũng tăng lên đáng kể. Năm 2011 là khoảng 5600 nhân viên chính thức nhiều hơn so với năm 2010 là 7,7%, trong khi doanh thu cũng chỉ tăng 7,9%.

Tuy doanh thu thuần có tăng nhưng không phải do tăng về số lượng mà do giá cả các sản phẩm thuốc trên thị trường đều tăng. Do vậy, khi có sự đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bi, nhưng chi phí sản xuất vẫn lớn, số lượng sản phẩm khơng tăng. Thêm vào đó chi phí bán hàng của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số, năng suất lao động khơng có sự cải thiện đáng kể.

Forest Lab chưa đạt được hiệu quả vượt trội trong sản xuất cũng như phân phối.

2. Chất lượng

+ Các phịng thí nghiệm thuộc sở hữu của cơng ty tiến hành điều tra khoa học nghiêm ngặt các loại thuốc được cấp phép. Có thể kể đến Viện Nghiên cứu Forest. Viện này có các trung tâm nghiên cứu tại thành phố Jersey, New Jersey, và Long Island, New York, và có nhân viên thử nghiệm lâm sàng trên khắp đất nước.

+ Các bộ phận khác trong Công ty cũng luôn tuân thủ, thực hiện theo các quy định về kiểm tra, phê duyệt, sản xuất các sản phẩm. Vì theo cơng ty, cả về mặt đạo đức và nghĩa vụ hợp pháp, các sản phẩm của cơng ty phải hồn tồn xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng. Công ty sẽ tiến hành kinh doanh với tính tồn vẹn, sự tơn trọng và trách nhiệm.

+ Để thực hiện tốt điều này, công ty đã chú trọng bồi dưỡng một lực lượng lao động đa dạng và tồn diện và coi đó là lợi thế cạnh tranh của mình.

- Thực tế là cơng ty đã đạt được những thành cơng quan trọng đó là chế tạo được nhiều loại thuốc chất lượng cao có giá trị về mặt y học và mang lại doanh số lớn như Celexa, Lexapro….

- Sự cố gắng đảm bảo về chất lượng sản phẩm của công ty đã được cơng nhận từ phía cộng đồng:

+ Năm 2003: Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn.

+ Năm 2004: Namenda được cơng nhận là sản phẩm chất lượng cao.

+ Năm 2005: Campral nhận giải thưởng sản phẩm chất lượng do Blonze trao tặng. Là một trong những công ty sản xuất thuốc tốt để bán do Sell Power bình chọn. + Năm 2008: Nhận giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng và giải thưởng sản phẩm mới chất lượng cao khi tung thuốc Bristol ra thị trường.

Với những hoạt động để nâng cao chất lượng như trên, công ty đạt được một sự vượt trội về chất lượng nhất là các sản phẩm trong phân khúc thần kinh.

3. Cải tiến

Forest luôn coi việc cải tiến công nghệ là việc làm quan trọng của công ty.

Thông qua việc cải tiến, Forest đã tạo ra các sản phẩm nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem đến sự hài lịng nhất cho khách hàng.

Cơng ty tập trung cải tiến sản phẩm.

Các sản phẩm của công ty khơng ngừng được nghiên cứu và hồn thiện. Một sản phẩm tung ra thị trường ngày hơm nay khơng có nghĩa ngày hơm sau cũng thế. Đặc biệt như Lexapro luôn là nằm trong nhóm những sản phẩm dược bán chạy nhất nước Mỹ vì từ năm 2003 đến nay Lexapro ln được đưa vào nghiên cứu hồn thiện thêm. Năm 2006, sản phẩm bị nghi ngờ là có các thành phần gây tác dụng phụ mạnh. Công ty lại tiến hành nghiên cứu để tung ra sản phẩm Lexapro được cải tiến khơng lâu sau đó. Năm 2007, Lexapro được cải tiến lần nữa để bớt tác dụng lên thần kinh con người…

Cơng ty đầu tư mạnh về tài chính và nhân sự cho cải tiến các loại thuốc đã có mặt trên thị trường, hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Nhưng cải tiến sản phẩm trong phân khúc thần kinh mang lại thành công nhiều nhất cho công ty, như Lexapro đứng thứ 17 trong các thuốc bán chạy nhất Hoa Kỳ trong vịng 10 năm.

Cơng ty chú trọng cải tiến quy trình sản xuất.

Với sự hỗ trợ từ Avnet Client Solutions, Forest Lab đã kết hợp sản xuất dược với chữ ký điện tử và một máy tính cho việc xác nhận phản hồi chất lượng và giám sát quy trình sản xuất tại hai nhà máy ở Dublin. Chữ ký điện tử này phù hợp với yêu cầu của cục thực phẩm Hoa Kỳ và cục quản lý dược được biết đến là 21CFR Part11. Điều này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong ngành cơng nghiệp dược, nó giúp giảm thủ tục giấy tờ và cải tiến năng suất cho cơng ty, từ đó đáp ứng khách hàng kịp thời và nhanh chóng hơn.

Nhưng cải tiến quy trình của Forest Lab thực sự vượt trội hơn các công ty trong ngành và mang lại sự tăng trưởng vượt trội cho công ty.

4. Đáp ứng khách hàng

- Cung cấp sản phẩm thuốc đạo đức, vì sức khỏe con người.

Cơng ty Forest sản xuất và phân phối rất nhiều loại thuốc. Mỗi loại thuốc mang lại một khoản doanh thu khác nhau.Trong đó Teflaro loại thuốc trị các loại vi khuẩn, vi rút có doanh thu khoảng 567 triệu USD, khá thấp so với các loại thuốc khác. Nhưng công ty vẫn tiếp tực sản xuất. Hàng năm bỏ tiền ra cho nghiên cứu thuốc trị HIV nhưng chưa thành cơng.

- Cung cấp thuốc nhanh chóng khi thị trường có nhu cầu.

Cơng ty Forest đã cung cấp thuốc Bristol khi mà bệnh hen suyễn trở nên phổ biến, hay Tefloro là thuốc trị khuẩn hô hấp, vi rút H5N1.

- Cung cấp nhiều sự hỗ trợ trong việc phát hiện bệnh.

Hằng năm công ty đều tổ chức họp mặt các nhà dược sĩ và bác sĩ tổ chức tại New york để giới thiệu loại thuốc mới, cách phát hiện bệnh, cũng như cách sử dụng một số thuốc.

- Hỗ trợ cộng đồng: Phát miễn phí thuốc.

Các hành động đáp ứng khách hàng của công ty cũng chưa mang đến một sự khác biệt hay sự vượt trội về mặt chi phí.

Từ phân tích các khối tạo lợi thế cạnh tranh có thể thấy: Lợi thế cạnh tranh của cơng ty là tạo ra sản phẩm thuốc thần kinh có sự hồn thiện về chất lượng. II. CÁC NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG TIỀM TÀNG

1. Nguồn lực hữu hình1.1 Nguồn tài chính 1.1 Nguồn tài chính

Kết thúc năm tài chính 2011, Forest đạt được doanh thu là 4.419,7 triệu USD, tăng 5,4% so với năm trước, thu nhập ròng 1.047 triệu USD và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là $3,59. Đây là một con số rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

 Khả năng sinh lợi:

2007 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuận gộp biên 81.40% 81.51% 81.63% 80.19% 79.86% Lợi nhuận hoạt động biên 20.58% 31.25% 24.77% 21.60% 30.32% Lợi nhuận ròng biên 13.20% 25.21% 19.59% 16.28% 23.76%

ROA 12.44% 21.37% 14.77% 10.96% 15.17%

ROE 15.03% 26.02% 18.69% 13.95% 19.09%

Trong 5 năm qua các thông số về khả năng sinh lợi của công ty tương đối ổn định mặc dù nền knh tế thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng có nhiều biến động. Lợi nhuận gộp biên tăng nhẹ trong các năm 2007, 2008, 2009 sau đó giảm dần trong 2 năm 2010, 2011. Trong khi đó, trong 2 năm 2010, 2011 doanh thu của cơng ty vẫn tăng, điều này chứng tỏ bộ phận định giá, các hoạt động thị trường, đặc biệt là hiệu suất hoạt động sản xuất của công ty trong 2 năm này hoạt động không hiệu quả.

Trong năm 2011 lợi nhuận gộp giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận hoạt động biên, lợi nhuận ròng biên lại tăng điều này cho thấy cơng ty có các hoạt động đầu tư tài chính, các biện pháp tài trợ rất tốt.

 Cấu trúc nguồn vốn.

Tổng NNH 100% 97% 130% 156% 149%

Tổng nợ DH 100% 20.925% 27.760% 37.224% 51.104%

Tổng VCS 100% 123% 136% 162% 182%

Bảng: xu hướng nguồn vốn

Khi nhìn vào đồ thị này thì ta có thể kết luận rằng nguồn vốn của cơng ty đang tăng dần qua các năm, nhưng chủ yếu là tăng nợ dài hạn và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng không phải do công ty tăng việc phát hành thêm cổ phiếu mới mà chủ yếu là do công ty tăng lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận công ty kiếm được đều dùng để tái đầu tư chứ không chia cổ tức cho cổ đông.

Từ những biểu đồ trên, ta thấy từ năm 2008 cơng ty có xu hướng tăng nguồn vốn bằng những khoản nợ dài hạn nhưng cũng không chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc nguồn vốn (>7%). Các khoản nợ ngắn hạn của công ty rất nhỏ, nhưng chủ yếu là những khoản phải trả ngắn hạn, trong 5 năm liền khơng có khoản vay ngắn hạn nào.

 Công ty hạn chế việc sử dụng địn bẩy tài chính để tăng giá trị cho cổ đơng, vì đơi khi sử dụng địn bẩy tài chính khơng đúng cách có thể gây hại lại cho người sử dụng.

Và chính nhờ chính sách này đã giúp cơng ty vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, giúp công ty tự chủ hơn trong việc huy động nguồn vốn.

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 công ty đã thực hiện chiến lược mua lại cổ phiếu. Ở đây công ty chủ yếu dùng nguồn lợi nhuận chưa phân phối để mua lại. Chính sách mua lại cổ phiếu của mình giúp cơng ty khơng bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thị trường chứng khoán. Ngược lại giá cổ phiếu của công ty cũng tăng nhẹ trong giai đoạn này.

 Khả năng tự tài trợ:

Khả năng tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng tự tài trợ = tổng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn

2007 2008 2009 2010 2011

Khả năng tự tài trợ 0.8274 0.8212 0.7904 0.7862 0.7948 Các số liệu của Forest về khả năng tự tài trợ rất lớn > 7.9

 Khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty rất tốt.  Khả năng thanh toán:

2007 2008 2009 2010 2011

Khả năng thanh toán hiện thời 3.85 4.76 4.63 4.67 5.61

Các nhà cung cấp, ngân hàng, cơng ty tài chính khi nhìn vào 2 chỉ số này thì yên tâm khi cung cấp hàng hóa, cho vay… vì Forest có chỉ số khả năng thanh toán cao, và liên tục tăng qua các năm: khả năng thanh toán nhanh 2.76 – 4.68, khả năng thanh toán hiện thời 3.85 – 5.61. Việc các chỉ số khả năng thanh toán cao (chủ yếu là do giữ quá nhiều tiền mặt: năm 2011 $2.140 triệu USD, trong khi đó cơng ty lại khơng vay nợ ngắn hạn) đồng nghĩa với chỉ số khả năng sinh lợi thấp, nhưng lại giúp cơng ty có thể dễ dàng vượt qua các khó khăn trong hoạt động kinh doanh thường ngày, trước nền kinh tế có nhiều biến động.

Tài chính mạnh là nguồn lực giúp cơng ty có thể gia tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển những loại thuốc có chất lượng tốt, mà giá cả lại rẻ.

1.2 Nguồn vật chất

Hiện tại Forest có 5 cơng ty con. Khi nhìn vào bảng cân đối kế tốn của cơng ty, ta có thể thấy rằng Forest có một nguồn lực tài chính hùng mạnh, sẵn sàng cho việc mua lại các nhà sản xuất thuốc khác trong những năm tiếp theo. Cơng ty hiện đang khơng có nợ dài hạn, $2,1 tỷ USD tiền mặt và một số tiền to lớn cổ phiếu cho việc mua lại.

Từ năm 2007 – 2011 Forest giảm nhẹ BĐS, nhà máy, thiết bị trong giai đoạn này hầu như công ty không mua mới thiết bị, chủ yếu giữ tiền mặt không đầu tư thêm máy móc vì máy móc, thiết bị có giá trị lớn, rủi ro lại cao thu hồi vốn lâu… Nhìn vào biểu đồ trên ta cũng thấy rằng tài sản cố định vơ hình chiếm một tỷ trọng lớn hơn tài sản cố định hữu hình. Chứng tỏ cơng ty tập trung vốn của mình vào nguồn lực kỹ thuật hơn là cho nguồn lực vật chất.

1.3 Nguồn kỹ thuật

Chiến lược chủ yếu của Forest là cấp phép, mua lại, thực hiện nghiên cứu giai đoạn III. Cho nên cơng ty có rất nhiều bằng sáng chế của nhiều loại thuốc khác nhau. Trong tháng 2 năm 2011, công ty đã dùng $1,3 tỷ USD để mua dữ liệu lâm sàng Inc (CDI). Sản phẩm chính của CDI là thuốc chống trầm cảm Viibryd đã được chấp thuận bởi FDA. Ngồi ra cịn có thuốc Stedivaze (thuốc giãn mạch vành) trong giai đoạn thử nghiệm III.

Công ty đang sỡ hữu bằng sáng chế thuốc Daliresp đến năm 2015 (mặc dù nó có đủ điều kiện gia hạn thêm 5 năm nữa).

Thuốc Lexapro kết thúc bằng sáng chế tháng 3 năm 2012. Nó chiếm 2,3 tỷ đồng doanh thu trong năm tài chính 2011, chiếm 55% doanh thu.

Namenda kết thúc bằng sáng chế trong tháng 4 năm 2015. Nó chiếm 1,3 tỷ đồng doanh thu trong năm tài chính 2011, chiếm 31% doanh thu.

2. Nguồn lực vơ hình 2.1 Nguồn nhân sự

Hiện nay cơng ty đang có 5.600 công nhân, đang làm việc trên 18 quốc gia nhưng chủ yếu tập trung tại Mỹ, Anh, Ireland… Tập đoàn Forest Lab cung cấp các vị trí chun mơn như nghiên cứu thuốc dành cho các dược sĩ, hay chế thuốc dành cho đội ngũ nhân

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị chiến lược tại công ty forest laboratories potx (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w