Mơi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị chiến lược tại công ty forest laboratories potx (Trang 26)

I. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ

1. Mơi trường kinh tế

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế Mỹ từ năm 2008 rơi vào tình trạng tồi tệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu ngay tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra khắp tồn cầu. Tăng trưởng kinh tế Mỹ bị giảm xuống nhanh chóng, rủi ro kinh tế vĩ mơ tăng lên. Và trong thời gian này, Mỹ thắt chặt chính sách tài khóa chi tiêu cơng bị cắt giảm.

Theo một bài viết trên tạp chí “National Journal” của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có nguy cơ bị nhấn chìm bởi những cơn sóng nợ nần, cho dù có hay khơng các gói tiết kiệm cắt giảm chi tiêu. Thậm chí các biện pháp tiết kiệm trong thỏa thuận sắp tới cịn khơng đủ bù đắp các khoản nợ mới.

Tốc độ tăng trưởng chậm chạp sau suy thoái. Các báo cáo kinh tế đều nhận định Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thối kinh tế trầm trọng trong nửa đầu năm 2011 với mức tăng trưởng chỉ từ 0,4-1,3%. Đáng buồn hơn, dự báo kinh tế Mỹ 6 tháng cuối năm cũng khơng có gì sáng sủa, lạc quan hơn.

Chi tiêu của chính phủ và các tiểu bang đều cắt giảm. Tiêu dùng gần như im ắng, chỉ tăng ở mức không đáng kể là 0,1% sau mức tăng trưởng 2,1% vào mùa đông năm ngối. Chi tiêu cho cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm, tồn ngành dược đang đứng

=> Trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đó. Forest Lab cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Doanh thu thuần giảm 14% từ 782.396.000 USD đến 674.653.000 USD so với năm 2007. Thu nhập ròng giảm 6% từ 229.919.000 USD đến $ 216.577.000 trong quý đầu tiên của năm tài chính và giảm tới 22% ($ 180.163.000) trong q IV. Trước tình hình đó cơng ty cũng đã có nhưng phản ứng nhất định.

Cơng ty chú trọng cắt giảm chi phí.

Cơng ty chú trọng cắt giảm chi phí bằng việc cắt giảm chi phí tài chính phát sinh. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, khối lượng nợ lớn đè nặng lên bảng cân đối

kế toán của phần lớn các cơng ty và đã có những tác động nghiêm trọng khi những khoản vay nợ vượt ra ngồi kiểm sốt. Forest Lab là một trong những công ty không phát hành khoản nợ nào. Từ năm 2005, thay vì đi vay nợ để đầu tư cơng ty này lại giữ tiền mặt và các khoản đầu tư linh động để tồn tại và điều hành hoạt động thường ngày. Tuy nhiên con đường chậm mà chắc của công ty cũng mang lại một hạn chế là giá cổ phiếu không tăng cao.

Vì giá cổ phiếu của cơng ty phần nào phần hưởng đến sự do dự của nhà cung cấp hay ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng, nên cơng ty mua lại phần lớn cổ phiếu của mình để tạo sự ổn định trong quá trình hoạt động, tránh khỏi những biến đổi bất ngờ của thị trường chứng khốn, từ đó sẽ giảm những khoản chi phí như chi phí marketing, có thể nợ nhà cung cấp thay vì trả ngay...

Công ty chú trọng vào liên minh với các công ty cùng ngành để nghiên cứu và phát triển thuốc.

Trước một môi trường kinh doanh biến động, công ty cũng khơng mạnh dạn đầu tư gì nhiều. Từ năm 2009, cơng ty tiến hành hợp tác liên minh với nhiều cơng ty khác nhau để sản xuất thuốc.

Ví dụ, ForestLaboratories đã hợp tác với cơng ty Mitsubishi-Tanabe để nghiên cứu thuốc Cariprazine (RGH-188) chuyên trị các bệnh viêm đau mãn tính. Hợp tác với Gedeon Richter sản xuất thuốc Radiprodil (RGH-896) điều trị chứng tâm thần phân liệt.

Điều này giúp công ty không phải đầu tư cơ sở vật chất lại mở rộng kinh doanh, chia sẻ được rủi ro.

Công ty cấu trúc lại sản phẩm sản xuất.

Tuy nền kinh tế tăng trưởng chậm, nhưng nhu cầu với một số loại thuốc chữa bệnh và vắc xin vẫn không ngừng tăng lên. Nắm được nhu cầu này của thị trường nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất một số loại thuốc mang lại hiệu quả kinh doanh cao như Lexapro. Lexapro cũng là một trong những loại thuốc thành cơng nhất trong giai đoạn này. Nó đứng vị trí thứ 17 trong số những loại thuốc bán chạy nhất trên thế giới. Và cắt giảm bớt những sản phẩm ít mang lại lợi nhuận như Celexa……

1.2 Lạm phát và lãi suất

Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có vào cuối năm 2007 và năm 2008. Và cho đến nay tình trạng này cũng chưa cải thiện lên nhiều lắm. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình tài chính Mỹ và thế giới.

Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI tại Mỹ tháng 4/2011 tăng 0,4% so với tháng 3/2011 và cao hơn 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cho cả năm 2011, lạm phát tại Mỹ tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%.

CPI tăng mạnh trong năm 2011 có sự đóng góp phần lớn của việc giá thực phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008.

Cơng ty tiến hành sốt xét lại hoạt động kinh doanh của công ty con để có được hiệu quả.

Với các cơng ty con chun về lĩnh vực nghiên cứu tại New York. Công ty tiến hành dịch chuyển hoạt động sang chú trọng nghiên cứu giai đoạn III, không đầu tư cho nghiên cứu sơ khai hay nghiên cứu cơ bản do những biến động của môi trường kinh tế xung quanh và nguồn vốn hạn chế và rủi ro tín dụng cao.

Với các cơng ty sản xuất thì chủ yếu là mua bản quyền các sản phẩm bởi vì con đường đó là ít rủi ro thu hồi vốn nhanh hơn.

1.3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái của Mỹ so với các nước là cao nên giá trị các hàng hóa Mỹ mua sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa cùng loại ở nước ngồi. Do đó việc nhập khẩu các ngun liệu cho ngành thuốc có phần rẻ. Làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các cơng ty Mỹ nói chung và cơng ty Forest Lab nói riêng. Nhưng với một tỷ giá hối đối cao như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa nói chung cũng như thuốc của Mỹ nói riêng sẽ đắt hơn so các thuốc sản xuất từ Nhật, Đức, Pháp.

Cơng ty có chiến lược quốc tế để đáp ứng với sự thay đổi tỷ giá.

Để cắt giảm chi phí cơng ty đẩy mạnh kinh doanh ở Ireland, Anh, Pháp… vì lợi thế tỷ giá thay đổi ít, nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, rẻ hơn và chi phí sẽ giảm cho việc xuất khẩu hàng hóa từ các nước này đi sang khu vực Trung Đông, Hi Lạp….. Hơn nữa chi phí nhân cơng, chi phí thuế cũng giảm đi đáng kể (nhất là năm 2008 Hoa Kỳ ban hành luật tính thuế mới với tỷ lệ thuế khá cao)

2. Môi trường công nghệ

Hoa Kỳ là một đất nước có sự đầu tư ngân sách rất lớn cho việc đầu tư và nghiên cứu. Đây là nơi mà các nghiên cứu được hỗ trợ thực hiện bởi chính phủ, là nơi có nhiều phát minh sáng chế khoa học nhất, tập trung nhiều nhà khoa học nhất từ trước đến nay. Mỹ luôn là nước tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào đời sống kinh doanh và đã có những thành công vượt trội.

Rất nhiều công ty của Mỹ đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất và phân phối thuốc. Do đó mà Cơng ty Forest cũng không phải là ngoại lệ.

Công ty áp dụng công nghệ để đạt được sự vượt trội về hiệu quả sản xuất.

Cơng nghệ hóa sinh học: là một trong những lĩnh vực mà toàn thế giới đặc biệt

quan tâm trong thời gian gần đây. Việc cơng nghệ hóa sinh học ngày càng phát triển mạnh và có khả năng xác định chính xác bệnh tật, tìm ra các phương pháp, các loại thuốc chữa trị mới cho các bệnh hiểm nghèo khó chữa. Cơng nghệ này thực sự là một cuộc cách mạng đối với ngành dược nói riêng và các ngành khác nói chung.

Cũng như các cơng ty dược khác Forest Lab cũng áp dụng cơng nghệ hóa sinh học này vào các viện nghiên cứu ở New York.

Tuy nhiên vì đây là cơng nghệ khá phổ biến nên nhiều công ty cũng áp dụng công nghệ này. Hơn nữa chi phí cho việc tiếp cận cơng nghệ này khá cao nên công ty cũng chưa tạo được lợi thế cạnh tranh đặc sắc.

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, công ty đã sử dụng các ứng dụng eCRM để cải thiện dịch vụ khách hàng truyền thống như là thông tin liên lạc dễ dàng hơn và giải đáp nhanh hơn các vấn đề của khách hàng, tự động trả lời các câu hỏi quen thuộc, để cho khách hàng tự phục vụ, hoặc cho phép các khách hàng yêu cầu một cuộc điện thoại từ một nhân viên dịch vụ khách hàng.

Forest đã nhận thấy được việc tìm kiếm thơng tin về công dụng cũng như thành phần của các loại thuốc là điều mà mỗi bệnh nhân ln quan tâm. Do đó, Forest đã xây dựng nên website của cơng ty. Ở đây, mọi bệnh nhân có thể truy cập những thơng tin về các loại thuốc mà mình quan tâm, hình dung được thấy quy trình từ nghiên cứu đến khi bào chế ra sản phẩm để từ đó có thể yên tâm khi sử dụng những sản phẩm của Forest. Đây được xem là cầu nối quan trọng giữa công ty và bệnh nhân, giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách cũng như mang hình ảnh của cơng ty đến gần với khách hàng hơn. Website này còn là nới khách hàng gửi các thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình tới các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, và họ sẽ nhận được các phản hồi. Ở đây, các khách hàng có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe.

Cơng ty có một hệ thống trung tâm tương tác khách hàng (CIC): Ở đây khách hàng có thể tìm hiểu những vấn đề chun mơn về các loại thuốc hay phương pháp chữa bệnh trực tiếp từ các chuyên viên trực tổng đài của cơng ty, khách hàng cịn được tư vấn về tình hình sức khỏe.

Đây được xem là giá trị gia tăng mà công ty mang đến cho khách hàng, giúp công ty hiểu được nhu cầu của khách cũng như mang hình ảnh của cơng ty đến gần với khách hàng hơn.

3. Mơi trường văn hóa

Hoa Kỳ là nước có nền văn hóa đa dạng, và rất văn minh tiến bộ. Người tiêu dùng Mỹ quan tâm nhiều tới độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ hay sự thân thiện với mơi trường của sản phẩm. Vì có trách nhiệm cao với cá nhân, cộng đồng nên họ ln địi hỏi sản phẩm họ mua phải từ các cơng ty hoạt động vì lợi ích cộng đồng, vì mơi trường, khơng bóc lột sức lao động của cơng nhân…. Họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu sản phẩm có được những tiêu chí trên. Đặc biệt với các sản phẩm dược thì sự quan tâm này càng nhiều hơn vì sản phẩm mà họ mua liên quan tới tính mạng chính họ.

Cơng ty vận dụng những yếu tố văn hóa để đáp ứng khách hàng tốt hơn bằng cách gia tăng giá trị cảm nhận, tăng sự hài lòng.

Forest Lab gắn hình ảnh chính mình với các hoạt động vì cộng đồng. Cơng ty tặng thuốc cho các em nhỏ bị hen xuyễn tại trại trẻ mô côi Mỹ. Đồng thời hỗ trợ các bệnh viện, tổ chức y tế giúp đỡ khâu kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.

Cơng ty tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình. Và nhiều năm liền cơng ty được bình chọn là một trong 50 nơi làm việc thân thiện nhất nước Mỹ.

Để bảo vệ môi trường, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải tiên tiến áp dụng phương pháp hóa học, sinh học, xử lý bằng sự oxy hóa cao cấp.

4. Mơi trường nhân khẩu học

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, dân số thế giới đã đạt 6 tỷ người vào năm 1999, tăng lên 6,5 tỷ người năm 2004, lên 6,7 tỷ người năm 2008, và dự báo sẽ lên đến 7 tỷ người vào năm 2012 và 9,2 tỷ người vào năm 2050. Dân số gia tăng nhanh chóng ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển lại giảm tỷ lệ sinh và gặp báo động về tình trạng dân số già nua.

Tại Hoa Kỳ, tháng 10 năm 2006 dân số ước tính là 300 triệu người, trong đó khoảng 12 triệu người là do di dân. Theo số liệu mới nhất năm 2012, dân số Hoa Kỳ 313.056.791 người, chiếm 4,47% dân số thế giới (dân số thế giới 6.995.798.577 người). Tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0.89% / năm và chủ yếu là do di dân. Tỉ lệ sinh thấp hơn so với trung bình thế giới gần 30%.

=> Và từ cơ cấu dân số cho thấy, dân số Hoa kỳ đang trở nên già hóa khi tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ người đang ở tuổi lao động và tỉ lệ người cao tuổi khá cao.

Hạng Thành phố Dân số trong phạm vi thành phố Miền Tổng dân số thành thị

1 Thành phố New York 8.214.426 Đông Bắc Hoa Kỳ 18.818.536

2 Los Angeles 3.849.378 Miền Tây Hoa Kỳ 12.950.129

3 Chicago 2.833.321 Trung Tây Hoa Kỳ 9.505.748

4 Houston 2.144.491 Miền Nam Hoa Kỳ 5.539.949

5 Phoenix 1.512.986 Miền Tây Hoa Kỳ 4.039.182

=> Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ dân cư sống ở thành phố khá cao, tập trung nhiều ở các thành phố hạng 1, hạng 2……

Ta thấy, dân số đông, cơ cấu dân số già ở Hoa Kỳ cùng với tập trung nhiều ở khu vực thành thị sẽ tạo nhu cầu tiêu dùng cao hơn các sản phẩm dược cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, theo tình hình dân số thế giới, cơng ty rất có tiềm năng trong việc mở rộng thị trường của mình. Tiêu biểu là hiện tại cơng ty đang chú trọng

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các nước phát triển như Canada, Anh và các nước Châu Âu. Cơng ty đang có xu hướng mở rộng việc phân phối thuốc của mình sang các nước đang phát triển.

Cục điều tra dân số Mỹ cơng bố rằng trong năm 2010, thu nhập trung bình hộ gia đình giảm, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên và tỷ lệ phần trăm khơng có bảo hiểm y tế là tăng lên so với các năm trước.

Từ năm 2007, dưới tác động của cuộc suy thối, thu nhập trung bình hộ gia đình đã giảm 6,4% gần đạt mức 7,1% vào năm 2001. Thực tế thu nhập trung bình hộ gia đình tại Hoa Kỳ trong năm 2010 là $ 49.445, giảm tới 2,3% trung bình năm 2009. Thu nhập của người dân cũng không đồng đều giữa các khu vực và giữa các sắc tộc khác nhau trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2010 là 15,1%, tăng từ 14,3% trong năm 2009 và tăng liền ba năm liên tiếp.

Số người khơng có bảo hiểm y tế tăng từ 49,0 triệu năm 2009 lên 49,9 triệu trong năm 2010. Điều này được thể hiện rõ trong bảng dưới đây.

Là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng Hoa Kỳ là nước có sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc.

Lớp tư bản chủ nghĩa (1%) - gồm lãnh đạo cấp cao, các chính trị gia, những người thừa kế, có thu nhập trên $ 500,000. Tầng lớp giàu có (0,9%) - gồm các triệu phú, giám đốc điều hành, chính trị gia, có thu nhập thường vượt quá $ 350.000.cTầng lớp thượng lưu (15%) có thu nhập trên $ 100.000. Tầng lớp lao động (30%) thu nhập hộ gia đình thơng thường khoảng từ $ 16.000 đến $ 30.000. Người lao động nghèo (13%) thu nhập

Theo nhà triết học chính trị gia David Schweickart : “Nếu chúng ta phân chia thu nhập của Mỹ thành 3 phần, chúng ta thấy rằng 10% dân số được 1/3, 30% được một phần ba, và 60% dưới cùng có được 1/3 cuối cùng. Nếu chúng ta phân chia sự giàu có của Mỹ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Quản trị chiến lược tại công ty forest laboratories potx (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w