Antipois thuốc giải độc

Một phần của tài liệu Độc học môi trường part 3 ppsx (Trang 70 - 74)

Hình 14.15: Cơng thức cấu tạo của Tetrodotoxin

14.4.3.Antipois thuốc giải độc

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa cĩ thuốc điều trị đặc hiệu và phịng ngừa NĐCN để cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên từ năm 1999 tới nay, các bác sĩ tại Khoa Chống độc (Bệnh viện

Bạch Mai) thường xuyên sử dụng loại thuốc cĩ tên gọi Antipois làm từ than hoạt nhũ để điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là NĐCN. PGS– TS Nguyễn Thị Dụ, Trưởng khoa Chống độc, tác giả của thuốc Antipois, nĩi: "Antipois là thuốc uống dạng nước dành cho những bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, thuốc trừ sâu, các loại hố chất, thuốc, v.v...". Ở nước ta, việc dùng than hoạt tính trong ngộ độc cấp đường tiêu hố đã cĩ từ hàng chục năm nay. Song, do chưa thơng dụng, nhiều tuyến y tế cơ sở chưa cĩ than hoạt tính và cũng chưa biết cách dùng than hoạt tính.

Trước thực trạng đĩ, Khoa Chống độc đã nghiên cứu theo cơng thức của Mỹ và sản xuất loại than hoạt nhũ phối hợp với Sorbitol. Than hoạt cĩ tác dụng hấp thụ các chất độc. Bởi vậy, trong trường hợp bị ngộ độc, nếu uống Antipois ngay trong vịng 1 đến 3 giờ sẽ cĩ tác dụng rất tốt. Những bệnh nhân bị NĐCN thường rơi vào trạng thái liệt rất nhanh. Do đĩ, nếu được uống thuốc Antipois kịp thời sẽ cĩ tác dụng giữ chất độc lại trong dạ dày, ngăn khơng cho chất độc vào máu và đến các cơ quan nội tạng khác gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng do than hoạt tính cĩ nhược điểm dễ gây táo bĩn nên các bác sĩ Khoa Chống độc đã chế thêm thuốc nhuận tràng Sorbitol nhằm giảm nguy cơ gây táo bĩn của loại hỗn hợp than hoạt tính này qua đường tiêu hố. Sorbitol là loại đường cĩ vị ngọt nên rất dễ uống, nhất là với trẻ em.

Trên thị trường, than hoạt tính được bán dưới dạng viên nén hoặc bột đĩng gĩi trong túi nylon loại 5mg/túi. Tuy nhiên, trường hợp bị ngộ độc và NĐCN – một loại ngộ độc cấp, việc pha chế than hoạt nhũ dạng bột rất mất thời gian, bệnh nhân khĩ uống, dễ nơn, gây biến chứng sặc vào phổi. Nếu bơm than hoạt vào cơ thể bằng đường xơng dễ làm than hoạt lắng hoặc gây táo bĩn do khơng uống thuốc nhuận tràng. Antipois là dạng thuốc nước, đựng trong chai nhựa 100ml, rất thuận tiện khi sử dụng tại gia đình cũng như trường học. Đặc biệt, đối với ngư dân đánh bắt cá xa bờ nên thường xuyên cĩ những chai thuốc Antipois để cấp cứu kịp thời nếu xảy ra ngộ độc mà khơng thể tới ngay các cơ sở y tế. Khĩ khăn là ở chỗ, Antipois vẫn chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường do chưa được cấp giấy phép sản

xuất. Theo PGS–TS Nguyễn Thị Dụ, trong thời gian tới, nếu được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, BV Bạch Mai sẽ hợp tác với Cơng ty Dược Vinapharm để sản xuất thuốc Antipois. Khoa Chống độc mới sản xuất rất hạn chế thuốc Antipois nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của Khoa. Một số cơ sở y tế tại Hà Nội đã liên hệ với Khoa để đưa Antipois vào điều trị ngộ độc. Chi phí sản xuất 1 chai Antipois tại khoa Chống độc hiện nay là 20,000 đồng. Nếu sản xuất hàng loạt, số tiền này sẽ giảm đi rất nhiều. Trong thời gian qua, Khoa Chống độc đã áp dụng than hoạt nhũ cĩ Sorbitol (bảo quản trên 6 tháng) cho hàng trăm bệnh nhân ngộ độc cấp đường tiêu hố, nhất là NĐCN, hạn chế ngộ độc nặng cũng như giảm số lượng ngộ độc nhẹ tới bệnh viện.

14.5. KẾT LUẬN

Ngộ độc cá nĩc, tác hại của nĩ đối với con người và lợi ích từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản này đã được làm rõ trong chương này. Làm thế nào để loại bỏ những tác hại của cá nĩc, đồng thời khai thác một cách hiệu quả nhất nguồn thủy sản này thực sự là bài tốn khĩ, mà để giải nĩ cần cĩ sự phối hợp đồng bộ của ba nhà: nhà nước, nhà khoa học và ngư dân.

Đối với nhà nước: Cần xây dựng nhà máy chế biến cá nĩc và

thu gom cá nĩc từ ngư dân để tách chiết và tinh chế TTX – độc tố cực kỳ quý giá. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền để người dân ý thức tác động độc hại của cá nĩc. Đồng thời đưa ra cách hướng dẫn cụ thể cách chế biến cá nĩc.

Đối với nhà khoa học: Đẩy mạnh nghiên cứu hồn thiện quy

trình tách chiết và tinh chế TTX từ cá nĩc, để khai thác cá nĩc một cách hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, phù hợp với điều kiện kỹ thuật ở Việt Nam.

Đối với ngư dân: Cần nắm vững những kiến thức cơ bản về cá

nĩc và độc tố của nĩ. Đa số người dân chế biến cá nĩc theo tập quán cũ nên tỉ lệ ngộ độc khá cao, vì vậy phải thay đổi tập quán cũ này, đồng thời tiếp cận cách chế biến cá nĩc sạch hơn, an tồn hơn.

Nếu cĩ sự phối hợp đồng bộ như trên thì cá nĩc sẽ trở thành nguồn lợi thủy sản vơ cùng quý giá khơng những phục vụ nhu cầu trong nước mà cịn cĩ thể xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (2002), Độc học mơi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

2. Lê Quang Huấn (1996), Nghiên cứu hồn thiện quy trình tách

chiết, tinh chế và đánh giá hàm lượng tetrodotoxin của một số lồi cá nĩc ở vùng biển miền trung Việt Nam– Trung tâm KHTN và

cơng nghệ quốc gia, Viện Cơng nghệ sinh học. 3. http://www.mekongriver.org/tin0203.htm 4. http://www.cahcm.vnnews.com/1113/11130023.htm 5. http://home.earthlink.net/~zh32/ttx.html 6. http://puffernet.tripod.com/tetrodotoxin.html 7. http://www.life.umd.edu/grad/mlfsc/zctsim/ionchannel.html 8. http://www.chm.bris.ac.uk/motm/ttx/ttxv.htm 9. http://fugu.hgmp.mrc.ac.uk/PFW/Toxins/ 10, http://www.kingsnake.com/toxinology/tetrodotoxin.html 11. http://www.nature.com/nsu/020722/020722–10,html 12. http://www.abc.net.au/science/news/stories/s1000732.htm

*: Cĩ sự cộng tác của Lê Thị Ái Nương, Đắc Huỳnh Thái Uyên, Lê Đăng Khoa, Nguyễn Thị Thu Thuỷ.

CHƯƠNG 15

Một phần của tài liệu Độc học môi trường part 3 ppsx (Trang 70 - 74)