Tình hình kinh tế,văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 32 - 33)

2.1.2.1. Về kinh tế:

Huyện Thạch Thất có 19 xã và 1 thị trấn. Theo thống kê năm 2001, toàn huyện có 143.400 người, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính, ngoài ra còn sống bằng nghề truyền thống ở một số địa phương: nghề mộc, nghề cơ khí, nghề mây, tre, giang đan, nghề xây dựng nhà ở và các công trình... Một bộ phận các hộ sống bằng nghề kinh doanh buôn bán,các hoạt động dịch vụ, du lịch.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã và đang huỷ hoại môi trường do ý thức của con người.

Ví dụ: Môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề, các con sông nhỏ, các con ngòi phải chứa và lưu chuyển một khoản nước thải sản xuất và sinh hoạt của một khu vực có mật độ dân cư quá cao.

Chất thải của sản xuất thủ công và công nghiệp như: Mạ xuya –a nua, nước tẩy kim loại bằng A-xit …chính quyền không quản lý được nguồn nước thải, kiến thiết xây dựng nhà ở không có quy hoạch. chặn đứng nhiều nơi thoát nước truyền thống.

Môi trường không khí cũng bị ô nhiễm nặng nề: bụi và tiếng ồn là 2 chỉ tiêu vượt mức TCVN (tiêu chuẩn Việt nam) trong một số làng nghề truyền thống cũng như trên các tuyến đường giao thông chính trong huyện.

2.1.2.2. Tình hình văn hoá - xă hội

Thạch Thất là môt vùng quê có những kiệt tác về kiến trúc và điêu khắc như ( Chùa Tây Phương), cũng là một địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Thời phong kiến có 29 người đỗ đại khoa, hàng trăm người đỗ trung khoa. Ngày nay, nhân dân huyện Thạch Thất vẫn phát huy được truyền thống của ông cha có nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w