Thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THPT huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 36 - 38)

huyện Thạch Thất

Trong những năm qua,được sự quan tâm của Bộ, Sở GD-ĐT Hà tây, đội ngũ cán bộ quản lý,nhất là hiệu trưởng các trường THPT đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tuy ở các mức độ khác, nhau nhưng cơ bản đã trang bị những cơ sở lý luận cần thiết giúp cho hiệu trưởng quản lý tốt hơn những hoạt động trong nhà trường.

Trên thực tế, những thành tích giáo dục của bậc học THPT những năm gần đây vẫn được ổn định và phát triển.Tuy nhiên, so với yêu cầu vẫn bộc lộ những yếu kém:

Nặng về quản lý hoạt động Dạy và Học các môn học hàn lâm,chưa chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh,chưa mấy trường đã thực sự quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thiếu nhạy bén đối với các vấn đề nảy sinh từ thực tế địa phương mà biểu hiện rõ nét nhất là quản lý công tác GDMT.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn nữa ý thức, hành vi, trách nhiệm bảo vệ môi trường phải được giáo dục từ khi các em mới bước vào nhà trường. Vì vậy, quản lý GDMT là một cấu thành của quản lý giáo dục của người hiệu trưởng, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nghiên cứu thực trạng quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT,trong phạm vi đề tài này tập trung những vẫn đề sau:

+ Vai trò,vị trí của GDMT trong trường THPT.

+ Vai trò,vị trí của quản lý GDMT trong trường THPT.

* Thực trạng quản lý hoạt động GDMT của hiệu trưởng trường THPT gồm: + Thực trạng quản lý hoạt động dạy của thầy.

+ Thực trạng quản lý các hình thức GDMT.

+ Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDMT.

* Thực trạng quy trình quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT: Để nghiên cứu về thực trạng quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT nói trên, tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết quả khảo sát được thống kê thành các bảng và đánh giá như sau:

+ Mức độ nhận thức:rất quan trọng,có quan trọng,không quan trọng.Kết quả được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm.

+ Mức độ đánh giá:rất tốt,tốt,chưa tốt.Kết quả được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm.

+ Mức độ ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động:rất tốt(R),tốt(T),có ảnh hưởng (C),trung bình(TB),không tốt(K) tương ứng với cácgiá trị là 4,3,2,1,0 và được kí hiệu tương ứng là G4,G3,G2,G1,Go.

Giá trị của mức độ trung bình là:

GMĐTB = (i 0 4)Gi 5 = →

Σ

Si (i=0-->4) là số người trả lời tương ứng với các mức độ. SiGi: tổng giá trị ở mỗi mức độ

Giá trị trung bình: G TB = (i 0 4) (i 0 4) SiGi Si = → = → Σ Σ

Những kết luận nêu ra là tổng hợp kết quả của các phương pháp điều tra,quan sát lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w