Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDMT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 77 - 82)

13 Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về GDMT 2 18% 7 64% 2 18% Kết quả điều tra cho thấy:

3.2.6. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDMT

- Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trường,hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, phát huy tối đa sức mạnh khả năng của từng tổ chức, tác động giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc, bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả GDMT.

3.2.6.1. Với tổ chức công đoàn.

- Nâng cao nhận thức tư tưởng, chính trị, đạo đức của người thầy giáo, phấn đấu trong mọi lĩnh vực: trong giảng dạy và công tác, thực hiện thắng lợi các chủ trương đường lối của Đảng, trong đó có sự quan tâm đúng mức về hoạt động GDMT.

- Đẩy mạnh cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” trong lĩnh vực GDMT.Thể hiện thông qua thái độ, hành vi của người thầy khi ở trường cũng như tham gia sinh hoạt trong cộng đồng. Từng động tác, hành vi, cử chỉ, việc làm của thầy khi đến trường như: tiếp xúc với học sinh, vệ sinh cá nhân, đồ dùng cá nhân, quan tâm đến vệ sinh lớp học, bàn ghế, ánh sáng, vở sạch … Những yêu cầu cao đối với học sinh những vấn đề trên sẽ có tác dụng trực tiếp,thường xuyên đến sự hình thành thái độ, tính cách tốt cho học sinh.

- Tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan văn hoá”, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh,đoàn kết. Vận động giáo viên,học sinh thi đua thực hiện mọi nội dung đăng ký thi đua với cấp trên, tạo nên một môi trường giáo dục và một môi trường sư phạm lành mạnh.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua "Hai Tốt", kết hợp hài hoà với nội dung GDMT, luôn tạo một tư thế thường xuyên trong nhận thức,hành vi đúng đắn của học sinh trong quan hệ Thầy –Trò, Trò-Trò, quan hệ chặt chẽ giữa

con người và thiên nhiên.

- Trong các ngày lễ kỷ niệm như: 20-10, 8-3 hiệu trưởng cần kết hợp có kế hoạch tổ chức hội thảo chuyên đề trong nữ giáo viên với các đề tài như:

“ Phụ nữ với môi trường “ hay “ Dân số với môi trường “…

“ Đi tìm Hecqueen” Chủ đề GD DS –SKSS vị thành niên ” Thi làm báo tường,biểu diễn văn nghệ về chủ đề GDMT.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện về CSVC, hỗ trợ kinh phí hoạt động,khen thưởng kịp thời và thường xuyên trao đổi,rút kinh nghiệm để phát huy vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn.

3.2.6.2. Với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị của thanh niên,có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng,lý tưởng , rèn luyện thanh niên trong hoạt động thực tiễn, đào tạo lớp người có đủ phẩm chất và năng lực làm chủ đất nước tương lai. Đoàn thanh niên có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục tư tưởng, Văn hoá văn nghệ, TDTT và tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục môi trường. Hiệu trưởng cần chỉ thị cho Đoàn tổ chức tốt các hoạt động kết hợp các phương thức giáo dục với các phong trào hành động cách mạng, lồng ghép với chủ đề GDMT và bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên về vai trò, vị trí của môi trường đối với cuộc sống con người, thực trạng môi trường địa phương, những gì con người đã và đang làm ảnh hưởng đến môi trường… bằng nhiều hình thức đoàn viên thanh niên phải là người đi đầu,gương mẫu thực hiện bảo vệ môi trường.

- Phát động phong trào Đoàn viên tích cực tham gia xây dựng “Cơ quan văn hoá” và “Gia đình văn hoá ”, “Làng văn hoá” tại địa phương. Trong gia đình, học sinh là một bộ phận rất nhạy bén với cái mới, là mối

liên hệ giữa gia đình và xã hội, gia đình và nhà trường. Vì thế Đoàn thanh niên phải định hướng về mặt nhận thức, chỉ đạo về mặt hành động để đoàn viên thanh niên có hành vi đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi trong lớp học, trong trường và nơi công cộng.

- Tổ chức và hưởng ứng các hoạt động về GDMT một cách thiết thực, hiệu quả các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, thi sáng tác, tuyên truyền về GDMT, tổ chức sâu rộng các Tuần lễ môi trường trong năm học.

- Phát động “ Cuộc vận động bảo vệ môi trường ” bằng 3 mục tiêu: + Nâng cao nhận thức về môi trường.

+ Đoàn viên thanh niên tích cực tham gia phong trào “Gia đình văn hoá mới” + Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường”.

- Đoàn thanh niên phải có kế hoạch,biện pháp tổ chức cụ thể,phù hợp với hoạt động của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng giáo dục, và các tổ chức khác, tổ chức tốt các hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng mang tính thời sự về công tác bảo vệ môi trường.

- Tạo điều kiện về tư vấn, CSVC, thời gian cho Đoàn hoạt động có hiệu quả.

3.2.6.3. Với Hội cha mẹ học sinh

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hiệu trưởng làm việc với Ban thường trực Hội Phụ huynh học sinh về phương hướng hoạt động của Hội trong năm học.

Hiệu trưởng xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong đó cần nhấn mạnh GDMT là nội dung cấp thiết cần quan tâm thường xuyên, liên tục. Cần nêu rõ vai trò, vị trí của công tác GDMT đối với việc học tập, lao động và sinh hoạt của học sinh nói riêng và con người nói chung.

- Trong hoạt động của Hội cha mẹ học sinh,họ cần hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động xây dựng "Gia đình văn hoá", "Làng văn hoá", "Hương

ước" của làng … nhằm đạt được các mục tiêu:

+ Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người.

+ “Làng văn hoá”, “Gia đình văn hoá” là môi trường thiết thực nhất, tốt nhất để con em mình rèn luyện và trưởng thành.

+ Động viên và tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hiệu trưởng cần tăng cường công tác Xã hội hoá, nhất là công tác Hội Phụ huynh trong việc cải tạo, xây dựng cảnh quan sư phạm, sân chơi, khu tập TDTT, hệ thống nước uống cho học sinh…

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh tham gia tích cực công tác xã hội hoá giáo dục,thực hiện các phong trào

“Cam kết không có ma tuý”, “ Xanh hoá lớp học”

3.2.6.4. Tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội khác .

Cùng với sự phát triển của xã hội,các tiềm năng giáo dục của các lực lượng xã hội ngày càng to lớn dã và đang được thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục. Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền địa phương, hiệu trưởng tập hợp, tổ chức, động viên, phân công,phối hợp hoạt động với các lực lượng này để giáo dục học sinh.

Lực lượng xã hội gồm có: + Các cơ quan nhà nước. + Các tổ chức xã hội.

+ Các cơ sở sản xuất,cơ quan, đơn vị văn hoá trong địa bàn. + Các đơn vị quân đội.

+ Hội cha mẹ học sinh, và khu dân cư.

Bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu trưởng tuyên truyền trong lực lượng xã hội này về đường lối,quan điểm giáo dục của Đảng,các chính sách giáo dục của nhà nước và đặc biệt là phương hướng nhiệm vụ năm học của

nhà trường để họ hiểu về mục đích, yêu cầu giáo dục trong lĩnh vực GDMT. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch phối hợp hành động.

Hiệu trưởng cần nhận thức rõ rằng tổ chức cho học sinh xâm nhập vào các hoạt động thực tế mới là quan trọng. Bằng một lực lượng to lớn,có sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, hoạt động của học sinh sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi, thái độ của các lực lượng xã hội, đồng thời qua đó học sinh nâng cao nhận thức và sẽ có biện pháp điều chỉnh hành vi của mình đối với môi trường.

3.2. 7 Chỉ đạo tốt việc tổng kết,đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDMT động GDMT

Trong chu trình quản lý GD nào cũng có phần đánh giá,rút kinh nghiệm, tổng kết. Đối với công tác quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT lại càng phải quan tâm hơn, vì đây không chỉ là một công tác còn mới mẻ nữa mà nó rất quan trọng.Tuỳ từng điều kiện cụ thể của nhà trường mà việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm có thể ở mức độ khác nhau. Nhưng cần lưu ý ở một số nội dung sau:

+ Đánh giá tầm quan trọng, tính hợp lý của nội dung GDMT nhà trường biên soạn (khối lượng kiến thức, phù hợp trình độ, đảm bảo tính thực tế…)

+ Đánh giá tính hiệu quả của các hình thức GDMT.

+ Đánh giá về CSVC –Kỹ thuật phục vụ cho hoạt động GDMT.

+ Đánh giá công tác quản lý của Cán bộ quản lý về hoạt động GDMT. Và các mặt công tác khác:

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc khảo sát ở giáo viên và học sinh về những nội dung cần đánh giá,rút kinh nghiệm(áp dụng từ 1 đến 2 năm học đầu thực hiện triển khai công tác quản lý tốt hoạt động GDMT này). Việc khoả sát này có thể tham khảo nhằm khẳng định các vấn đề mà hiệu trưởng đánh giá là đã làm tốt, có thể tham khảo để cân nhắc, chọn lựa một số vấn đề còn

chưa làm được, hoặc chưa sáng tỏ.

- Chỉ đạo giáo viên tự đánh giá về công tác GDMT,hiệu quả giáo dục,việc tự học tập và bồi dưỡng của bản thân,nêu các đề xuất đối với tổ chuyên môn,với nhà trường.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổng kết hoạt động GDMT. Hiệu trưởng hướng dẫn những nội dung cần tổng kết nhằm giải quyết những ván đề trọng tâm, những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.Tổ chuyên môn cũng cần vạch ra phương hướng GDMT trong thời gian tiếp theo, chuẩn bị cho việc tổng kết, đề ra phương hướng hoạt động của nhà trường .

- Hiệu trưởng tổ chức hội nghị với các tổ trưởng,giáo viên cốt cán,cán bộ Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí minh để tổng kết,rút kinh nghiệm. Tại hội nghị này hiệu trưởng cần hướng các thành viên vào thảo luận những vấn đề chung của nhà trường, đó là công tác quản lý của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w