Quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng giáo viên về các nội dung,phương pháp GDMT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 72 - 75)

13 Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về GDMT 2 18% 7 64% 2 18% Kết quả điều tra cho thấy:

3.2.4.Quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng giáo viên về các nội dung,phương pháp GDMT.

dung,phương pháp GDMT.

Xét trên góc độ chung,GDMT được triển khai cho tất cả các thành phần trong xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động. Nhưng trước mắt tập trung giáo dục vào học sinh THPT, vì nó không những mang lại kết quả hiện tại mà còn đạt được những lợi ích lâu dài. Xét trên qui mô nhiệm vụ, có thể tác động đến học sinh một cách hữu hiệu nhất là tiếp cận giáo viên.

Từ nhiều năm nay, hơn 1000 giáo viên các môn có nội dung GDMT đều được đi tập huấn do Sở GD-ĐT hoặc Bộ GD-ĐT tổ chức trong một thời

gian không dài nhưng họ cũng nắm được mục dích, nội dung, phương pháp và kỹ năng tổ chức hoạt động GDMT. Vì vậy việc chỉ đạo của hiệu trưởng về việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết, là nền tảng nâng cao chất lượng hoạt động GDMT.

- Hiệu trưởng thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của cấp trên,tài liệu chuyên môn, thông tin về thực trạng để xác định phương hướng bồi dưỡng giáo viên ….

- Hiện nay có một số tài liệu mà hiệu trưởng cần nghiên cứu: + Các mẫu hoạt động GDMT dùng cho trường THPT

Dự án quốc gia VIE/95/041

+ Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người dào tạo giáo viên THPT

BGD-ĐT -Hà nội 1998.

+ Thiết kế mẫu một số mô-đun GDMT ở trường phổ thông (2001và 2004)

Bộ GD-ĐT-UND H à Nội (Dự án quốc gia VIE/95/041)

+ Một số phương pháp tiếp cận GDMT

Hoàng Đức Nhuận –Nguyễn Văn Khang-NXB Giáo dục 1999

+ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống Giáo dục quốc dân

( Bộ GD-ĐT Hà Nội 2002)

+ Giáo dục môi trường trong trường phổ thông:Chính sách và chiến lược thực hiện

Bộ GD-ĐT –Viện nghiên cứu phát triển giáo dục –Hà nội 7- 2001

Và nhiều tư liệu khác hết sức cần thiết về nội dung GDMT cho cán bộ quản lý trường THPT,những tài liệu này giúp cho hiệu trưởng (CBQL) giải quyết nhiều nội dung vể nhận thức,các hình thức đa dạng về GDMT,phương pháp giảng dậy và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

về nội dung GDMT.

- Đầu năm học,hiệu trưởng cần phác thảo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Mục tiêu, nội dung, thời gian, đối tượng,điều kiện…họp bàn với tổ trưởng chuyên môn,giáo viên cốt cán của nhà trường để hoàn chỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra. Cần lưu ý phân cấp bồi dưỡng một cách hợp lý:

+ Trường tổ chức một lần vào đầu năm học ( các vấn đề về nhận thức, phương pháp,hình thức hoạt động phức tạp..) dành cho tất cả giáo viên có liên quan đến giảng dạy nội dung này.

+ Tổ chuyên môn bồi dưỡng nội dung đơn giản hơn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn (tiết thực hành,kiểm tra đánh gia shọc sinh…)

+ Giáo viên tự bồi dưỡng bằng cách: nhà trường cung cấp tài liệu giáo khoa, tạp chí hay những thông tin cập nhật để giáo viên tự nghiên cứu.

+ Bố trí cho giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở GD-ĐT tổ chức, hằng năm thường được tổ chức ít nhất 1 lần triển khai phong trào xanh hoá nhà trường.

Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính hợp lý, cả phần lý thuyết và thực hành, dành thời lượng thích đáng cho phần thực hành để giáo viên có dịp chuẩn bị tốt các bài dạy trên lớp và các hoạt động sau này.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch bồi dưỡng theo nội dung đã phân công. Giáo viên phải lựa chọn và xác định nội dung đề xuất tổ bồi dưỡng hoặc bản thân phấn đấu học tập tự bồi dưỡng. Giáo viên có thể tự bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu (tìm tòi khám phá hay giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm hay thuyết trình ).

- Hiệu trưởng quản lý việc bồi dưỡng giáo viên:

+ Kiểm tra, nắm bắt việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường: tiến độ, nội dung, hình thức, kết quả đạt được trong từng thời gian, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.

tổ cần phản ánh mức độ hợp lý và có trọng tâm những vấn đề bồi dưỡng, tiến trình thực hiện kế hoạch, kết quả đạt được,tác dụng thực tế của việc bồi dưỡng đối với cả tổ,từng giáo viên,đề xuất vấn đề cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 72 - 75)