64% 4 36% Chỉ đạo tốt việc tổng kết,đánh giá,rút kinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 84 - 88)

7 - Chỉ đạo tốt việc tổng kết,đánh giá,rút kinh

nghiệm hoạt động GDMT

10 90% 1 10%

Ngoài những biện pháp trên,các thầy cô có đề xuất thêm những biện pháp nào không ? Không có ý kiến nào.

3.3.2 Nhận xét kết quả thăm dò ý kiến

Kết quả thăm dò từ 4 hiệu trưởng và 7 hiệu phó các trường THPT của huyện Thạch Thất cho thấy các biện pháp quản lý GDMT của hiệu trưởng đã trình bày ở trên có thể chấp nhận được.Cụ thể là:

+ Quản lý hoạt động dạy của thầy:

- Hiệu trưởng quản lý được việc soạn bài lên lớp của giáo viên và tham gia dự giờ các tiết dạy có liên quan đến GDMT.

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả về GDMT của học sinh có thể làm được thông qua bài kiểm tra.

+ Quản lý hoạt động độc lập về GDMT:

- Các hoạt động tuyên truyền, phong trào Xanh-Sạch -Đẹp, thi sáng tác tìm hiểu về môi trường, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ với nội dung GDMT là điều đã và đang triển khai có nhiều kết quả.

- Các hoạt động tham quan , dã ngoại, nghiên cứu môi trường thực tế có thể làm được vì có một số bộ môn đã tiến hành trong các năm học trước.

+ Về việc quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng giáo viên về nội dung và phương pháp của hoạt động GDMT:

các hiệu trưởng,hiệu phó đều chọn phương án: Sở GD-ĐT, Tổ Chuyên môn hoặc giáo viên tự bồi dưỡng.

+ Về quản lý CSVC: Thống nhất phải tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục để giải quyết các yêu cầu cấp thiết về đồ dùng dạy học cho giáo viên: tranh ảnh, tạp chí, máy chiếu, băng hình Viđeo, và những thông tin cập nhật về môi trường và ô nhiễm môi trường.

+ Quản lý GDMT là một bộ phận của quản lý chuyên môn nên cần quan tâm chỉ đạo từ khâu thực hiện chương trình, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.

Do tính đặc trưng của GDMT, hiệu trưởng vừa quan tâm chỉ đạo hoạt động dạy trên lớp vừa phải quan tâm đến công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động độc lập ngoài giờ lên lớp.

+ Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.

+ Chỉ đạo tổng kết, đánh giá từng hoạt động, từng học kỳ, năm học nhằm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và tạo động lực cho giáo viên, học sinh tham gia tốt hoạt động GDMT.

1 Kết luận

1.1 Trong nhà trường THPT, giáo dục môi trường là hoạt động của các lực lượng giáo dục nhằm cung cấp và rèn luyện cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm về môi trường và những vấn đề môi trường đang đặt r a trước mắt chúng ta.

Người hiệu trưởng quản lý hoạt động GDMT bằng hệ thống các biện pháp có mục đích,có kế hoạch tác động lên các lực lượng giáo dục nhằm đạt được các mục đích giáo dục môi trường.

Về mặt nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của GDMT thì tuyệt đại đa số mọi người đề hiểu được một cách thấu đáo nhưng để triển khai hoạt động này một cách hiệu quả thì trong các nhà trường THPT huyện Thạch Thất đều bộc lộ những mặt yếu:

Hoạt động GDMT ở các trường THPT huyện Thạch Thất trong thời gian qua vẫn là một hoạt động chưa được quan tâm, chú trọng từ khâu chương trình, phương pháp giảng dạy của giáo viên trên lớp, việc soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học cho đến việc tổ chức hoạt động độc lập …

Hoạt động GDMT chưa trở thành vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt đối với hiệu trưởng,giáo viên cũng như học sinh mặc dù chúng ta đang hàng ngày đang huỷ hoại môi trường sống một cách mạnh mẽ.

Hoạt động GDMT mới chỉ là một động thái mang tính tình thế chứ chưa trở thành một thói quen, một việc làm thường xuyên, chưa được coi trọng với đúng thực tế đang diễn ra từng ngày trước mắt chúng ta.

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý GDMT của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Thạch Thất cho thấy còn nhiều hạn chế:

- Hiệu trưởng đánh giá được vai trò quan trọng của công tác GDMT trong nhà trường THPT nhưng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích của GDMT, cụ thể là chưa chú ý đến việc hình thành kỹ năng nghiên cứu,phát hiện và giải quyết các vấn đề môi trường.

- Chưa có những biện pháp cụ thể về công tác GDMT như xây dựng chương trình,quản lý việc thực hiện chương trình, phối hợp các lực lượng giáo dục, đầu tư CSVC phục vụ hoạt động GDMT một cách tốt nhất.

- Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động trên lớp. Cần đầu tư về CSVC –kỹ thuật cho hoạt động này một cách tốt nhất để nâng cao chất lượng GDMT.

- Đối với học sinh,các em cho rằng những kiến thức về GDMT phần lớn các em thu thập được từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhu cầu các em muốn được tham gia vào các hoạt động thực tiễn như tham quan,sinh hoạt ngoại khoá,các cuộc thi tìm hiểu phong phú, sinh động …để tạo hứng thú trong học tập.

- Quản lý GDMT là một bộ phận của quản lý chuyên môn nên cần quan tâm chỉ đạo từ khâu thực hiện chương trình,kế hoạch,việc soạn bài, lên lớp,kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục,tổng kết rút kinh nghiệm…

-Hiệu trưởng vừa phải quan tâm việc chỉ đạo dạy trên lớp vừa phải quan tâm quản lý các hoạt động độc lập.

- Quan tâm việc bồi dưỡng về phương pháp,kỹ năng tổ chức các hoạt động GDMT cho giáo viên, đồng thời chú ý đầu tư CSVC cho hoạt động này.

- Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.

- Chỉ đạo công tác tổng kết, đánh giá từng hoạt động, từng học kỳ,năm học nhằm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và tạo động lực cho giáo viên, học sinh tham gia tốt hoạt động GDMT.

Kết quả thăm dò ý kến của hiệu trưởng,hiệu phó các trường THPT huyện Thạch Thất cho thấy các biện pháp được trình bày ở trên là có thể chấp nhận được.

7 biện pháp có tính khả thi cao, có tính thực tiễn và áp dụng phù hợp với cơ cấu,tổ chức hoạt động của nhà trường THPT.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w