Tăng cường quản lý các hoạt động GDMT độc lập (ngoài giờ lên lớp)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 69 - 72)

13 Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về GDMT 2 18% 7 64% 2 18% Kết quả điều tra cho thấy:

3.2.3Tăng cường quản lý các hoạt động GDMT độc lập (ngoài giờ lên lớp)

lên lớp)

3.2.3.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động:

- Do tính đặc trưng của hoạt động GDMT,nên xây dựng kế hoạch theo hướng từ tổ đến trường. Dựa vào chương trình hiệu trưởng chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng kế hoạch trong năm học, học kỳ, từng tháng. Tuỳ theo kế hoạch của từng thời gian tổ cần trình bày chi tiết về nôị dung,hình thức, thời gian hoạt động, địa điểm, nhân sự, tài liệu, kinh phí. Nên kết hợp và những ngày có ý nghĩa kỷ niệm lớn hay nhân tuần lễ về môi trường …

Trên cơ sở đó hiệu trưởng lập kế hoạch hoạt động trên phạm vi toàn trường. Trước hết là công tác tuyên truyền giáo dục được quan tâm thường xuyên liên tục.

Nhà trường là một trung tâm văn hoá – khoa học ở cộng đồng địa phương, có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp dân cư thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường như phong trào Trồng cây gây rừng,vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, vệ sinh đô thị.v.v… Những hoạt đồng xã hội này vừa có ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương và trực tiếp góp phần thực hiện các chức năng,nhiệm vụ GDMT và BVMT cảu nhà

trường.

Hiệu trưởng làm việc với tổ chuyên môn nhằm phân tích, đánh giá, chọn lọc các hoạt động có nội dung phong phú, có tính giáo dục cao, đồng thời đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục khác.

Phân cấp tổ chức hoạt động: + Ở lớp: do giáo viên tổ chức

+ Ở khối, trường: do tổ CM hoặc BGH chủ trì hoạt động. + Ở trường, mỗi học kỳ tổ chức từ một đến hai hoạt động.

Khi lập kế hoạch hiệu trưởng cần chú ý đến các hoạt động phần cứng – thường do Sở GD-ĐT tổ chức hàng năm như: Tuần lễ vệ sinh môi trường,an toàn thực phẩm,phòng chống cháy nổ …

- Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch hoạt động theo sự phân cấp của hiệu trưởng với đầy đủ yêu cầu cụ thể như đã nêu ở tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,chủ động điều chỉnh thời điểm tổ chức nếu có vấn đề phát sinh, giải quyết kịp thời những khó khăn, đề xuất của giáo viên, tổ chuyên môn.

- Trong những năm đầu tiên, kế hoạch cần phải gọn nhẹ, trọng tâm,đảm bảo chất lượng cho mọi hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể ở trường và địa phương. Sau nhiều năm từng bước bổ xung về nội dung, hình thức, qui mô trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của những năm trước.

3.2.3.2 Quản lý các hình thức hoạt động độc lập về GDMT:

- Sau khi đã có nội dung, việc lựa chọn hình thức hoạt động là rất quan trọng.

Sự lựa chọn hình thức phù hợp tất yếu sẽ đưa đến hiệu quả giáo dục cao. Có nhiều hình thức hoạt động độc lập theo chủ đề GDMT như :

+ Thuyết trình, (diễn thuyết ) + Nghiên cứu,khảo sát + Tham quan, dã ngoại.

+Tổ chức chiến dịch truyền thông. + Chiến dịch xanh hoá trường học. + Phong trào xanh-sạch -đẹp. + Câu lạc bộ môi trường

+ Thi sáng tác (vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim Vedeo, viết truyện, thơ, nhạc, đề tài BVMT, sáng kiến …

+ Biểu diễn văn nghệ. + Dự án vì môi trường

Qua tìm hiểu thực tế nhu cầu hoạt động của học sinh, đa số các em cho rằng hoạt động ngoại khoá, tham quan, du lịch, thi sáng tác về môi trường rất bổ ích và hứng thú.

Vì vậy hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên nghiên cứu thiết kế từng hoạt động, mục đích giáo dục, qui mô để lựa chọn hình thức cho phù hợp.

Căn cứ vào nội dung, điều kiện thức tế thời gian hoạt động, đối tượng hiệu trưởng có thể chỉ đạo chọn một hoặc phối hợp nhiều hình thức khác nhau nhằm mang lại hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

3.2.3.3 Quản lý, kiểm tra đánh giá học sinh.

Đứng trên góc độ GDMT, thì việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các hạot động quan trọng hơn nhiều so với việc kiểm tra trên lớp. Thông qua các hoạt động trực tiếp các em tiếp thu tri thức một cách tự nhiên hơn, từ đó hình thành thái độ, hành vi một cách trung thực hơn. Việc kiểm tra đánh giá ở đây là sự đánh giá về đạo đức môi trường.

Đạo đức môi trường là một hệ thống các giá trị ( hành vi, ứng xử, sự tôn trọng..) mà con người đối xử với nhau và đối với thiên nhiên. Do đó việc kiểm tra đánh giá cũng phải thông qua các hoạt động.

Có thể đặt ra một số hình thức kiểm tra,đánh giá như:

+ Quan sát sinh hoạt của học sinh, thái độ hành vi trong sinh hoạt, đối xử với môi trường … ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Tổ chức cho học sinh thi thiết kế, tổ chức các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trong trường học hoặc ở ngoài thực tế địa phương (cải tạo khu TDTT, vệ sinh khung cảnh sư phạm, làm vườn hoa, thu gom giấy sau buổi học …)

+ Tổ chức thi sáng tác vẽ tranh, chụp ảnh, viết báo, làm đề tài về môi trường + Tổ chức thi tái chế, tái sử dụng phế liệu để làm thành những lọ hoa, con giống, đồ lưu niệm …

+ Chỉ đạo việc vận dụng ý thức bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, cần công khai coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.4. Quản lý việc tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDMT

Tổ chức các hoạt động chủ đề GDMT là một hoạt động còn nhiều mới mẻ, vừa làm vừa học, vừa bổ xung cho nhau nên việc tổng kết rút kinh nghiệm là hết sức cần thiết.

Trên cơ sở đó, hiệu trưởng cần tổ chức sơ kết, tổng kết theo học kỳ, năm học đánh giá những hoạt động đã làm được, chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo.

Nhờ đó hiệu quả của công tác GDMT trong nhà trường dần đi vào nề nếp và đạt hiệu quả ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 69 - 72)