Tăng cường quản lý hoạt động dạy học các nội dung GDMT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 65 - 69)

13 Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về GDMT 2 18% 7 64% 2 18% Kết quả điều tra cho thấy:

3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động dạy học các nội dung GDMT

Hoạt động dạy học về GDMT thông qua các môn học là một hình thức của công tác GDMT. Hoạt động này nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, hiểu biết kỹ năng cơ bản sẽ giúp ích khi học sinh tiếp xúc với các vấn đề môi trường,cung cấp thông tin,cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên,xã hội có liên quan đến môi trường.Những kiến thức GDMT được tích hợp trong các môn học có thể là lồng ghép hoặc liên hệ.Vì vậy, để đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ trên,trước hết hiệu trưởng phải quản lý chương trình GDMT.

3.2.2.1. Quản lý chương trình GDMT.

Vì GDMT không có chương trình riêng –nên hiệu trưởng cần chỉ đạo việc xây dựng chương trình ,trên cơ sở đó mới chỉ đạo thực hiện.

- Chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng chương trình,vì kiến thức GDMT hầu hết tích hợp trong hầu hết các bộ môn nên hiệu trưởng cần phải giao cho các tổ bộ môn xây dựng chương trình GDMT của môn mình nhằm thống nhất nội dung các bài học,các chương, các khối trong bậc học.

- Sở GD-ĐT xây dựng chương trình: căn cứ vào "Các địa chỉ cho việc GDMT trong chương trình giảng dạy THPT" trong “Các hướng dẫn chung về GĐMT dành cho người đào tạo giáo viên PTTH” của Bộ GD- ĐT và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (Dự án quốc tế VIE/95/041-Hà nội 1998) và sách giáo khoa, hiệu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng chương trình. Trong bảng “ Các địa chỉ …..” đó, vấn đề môi trường được thống kê với những nội dung cụ thể về GDMT,liên quan đến từng bộ môn, từng khối lớp. Để tạo điều kiện thuận

lợi cho việc quản lý chương trình hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn biên soạn, sắp xếp lại theo chương, theo bài, của môn học liên quan đến những nội dung GDMT. Chính vì vậy, hiệu trưởng kết hợp được quản lý chương trình GDMT với quản lý chương trình bộ môn một cách thuận lợi.

- Nguyên tắc khai thác các cơ hội GDMT: có 3 nguyên tắc cơ bản

+ Các kiến thức GDMT đưa vào bài học phải có mối liên hệ lô gíc chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học. Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung cao vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.

+ Các kiến thức GDMT đưa vào bài học phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, thích hợp với trình độ của học sinh,không gây quá tải, không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành bài GDMT.

+ Các kiến thức GDMT được đưa vào bài học phải phản ánh được hiện trạng môi trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương.Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên sử dụng các tài liệu về GDMT do trên cấp, hay các bản thông tin về môi trường do các dự án quốc gia, quốc tế về môi trường.

Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức của học sinh, kinh nghiệm thực tế đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh được trực tiếp tiếp xúc với môi trường như (tham quan, du lịch, nghiên cứu môi trường có khu công nghiệp, nhà máy, khu du lịch sinh thái., thắng cảnh …

Xuất phát từ những đặc trưng bộ môn, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, hiệu trưởng có thể chỉ đạo từng bước : Biên soạn chương trình GDMT ở một số bộ môn quan trọng chủ yếu như: (Sinh, Địa, hoá, GDCD) sau đó triển khai cho các bộ môn khác,và theo từng khối lớp.

Trên cơ sở chương trình đã thống nhất, hiệu trưởng duyệt triển khai thực hiện.

Để việc quản lý và thực hiện chương trình GDMT đạt hiệu quả,hiệu trưởng cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho các tổ chuyên môn, tập hợp biên

bản, tham khảo các ý kiến,xem xét việc thực hiện chương trình GDMT của giáo viên,việc chấp hành của giáo viên,các biện pháp đã sử dụng,kiểm tra giáo án, vở ghi của học sinh…. kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong việc thực hiện chương trình.

3.2.2.2. Quản lý việc chuẩn bị lên lớp

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận những vấn đề cần thiết như mục đích,yêu cầu của GDMT của chương, bài trong từng nhóm, phân tích và chọn những phương pháp thích hợp, kết hợp việc dạy trên lớp với hoạt động độc lập.

- Chỉ đạo giáo viên có bài soạn trước khi lên lớp,chuẩn bị dồ dùng dạy học như băng hình, tranh ảnh, sách báo …Thường xuyên rút kinh nghiệm, nhất là việc dạy những kiến thức liên hệ với GDMT,về phương pháp … Từ đó tích luỹ tạo nguồn tư liệu để viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ các yêu cầu của giáo viên về tài liệu, CSVC phục vụ cho việc giảng dạy,chi phí cho các hoạt động và tạo điều kiện để giáo viên có thể chuẩn bị tốt tiết dạy.

- Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng,theo dõi việc thực hiện chương trình của tháng trước,chuẩn bị chương trình cho tháng sau, giải quyết kịp thời những khó khăn mà giáo viên đề xuất (như tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học.)

- Có thể chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn giáo viên theo nhóm –xây dựng các giáo án mẫu ở một số bài khó để giáo viên tham khảo,nhằm đảm bảo thống nhất về mục đích yêu cầu kiến thức bộ môn,kiến thức GDMT lồng ghép, tránh được những lệch lạc đáng tiếc có thể xẩy ra.

3.2.2.3 Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sư phạm của các bài học có nội dung GDMT

- Cùng với việc dự giờ chuyên môn nói chung, hiệu trưởng lập kế hoạch dự giờ GDMT ngay từ đầu năm học. Dựa vào nội dung chương trình đã được biên

soạn, kế hoạch dự giờ nên tập trung vào một số bộ môn cốt lõi và rải đều các môn trong học kỳ,năm học. Chú ý đến nhiều giáo viên khác nhau ở các khối lớp.

- Về hình thức dự giờ:Trước mắt tập trung vào hình thức thao giảng theo chuyên đề GDMT nhằm rút kinh nghiệm về một số vấn đề có tác dụng bồi dưỡng,nâng cao về chuyên môn như phương pháp giảng dạy, khai thác nội dung. Việc thao giảng có thể theo tổ chuyên môn hoặc liên tổ có tác dụng trao đổi kinh nghiệm, đảm bảo sự thống nhất nội dung,cách dạy… Thông thường tổ chức mỗi tổ mỗi tháng 1 lần, liên tổ học kỳ 1 lần.

- Tuỳ theo hình thức thao giảng theo tổ hay liên tổ, hiệu trưởng tổ chức lực lượng dự giờ thích hợp, làm thế nào khai thác cao nhất năng lực của từng người, từng tổ bộ môn, tạo điều kiện giúp đỡ nhau mà trước hết là tìm tòi, khẳng định các vấn đề liên quan đến GDMT như phương pháp, hiệu quả giáo dục.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ bộ môn lên kế hoạch dự giờ thao giảng của tổ dựa theo kế hoạch của trường (1tiêt/học kỳ). Tổ cũng cần có kế hoạch riêng, phân công giáo viên dạy, dự giờ, thời gian thực hiện. Chủ động thực hiện kế hoạch có thể mời hiệu trưởng, hiệu phó tham gia.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên dạy và dự giờ nghiêm túc nghiên cứu bài học đã lựa chọn, thống nhất những điểm chính khi dự giờ và phân tích sư phạm bài học, lập phiếu dự giờ.

- Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và nhất thiết phải tham dự các tiết thao giảng và phân tích sư phạm bài dạy. Định hướng cho tổ chuyên môn phân tích đánh giá giờ dạy theo đúng mục tiêu, khẳng định những mặt đã đạt được, những vấn đề cần khắc phục để từng bước giáo viên vận dụng trong từng tiết dạy.

3.2.2.4. Quản lý việc kiểm tra,đánh giá học sinh

Dựa và kế hoạch kiểm tra của tổ chuyên môn,hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh về nội dung GDMT.

Đối với các bài kiểm tra 15 phút,1 tiết hiệu trưởng cũng cần chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận thống nhất về việc ra đề kiểm tra (đối với các môn cốt lõi ) có phần liên hệ với kiến thức GDMT với một tỷ lệ nhất định.Nội dung đánh giá nên để học sinh có cơ hội biểu hiện về nhận thức và thái độ đối với môi trường nói chung và môi trường địa phương nói riêng.

- Kiên trì chỉ đạo và quản lý việc kiểm tra này, tạo cho giáo viên cũng như học sinh có thói quen trong việc ra đề, làm bài với nội dung có liên quan đến kiến thức GDMT, và kết hợp với các hình thức giáo dục khác chắc chắn học sinh sẽ dần có hành vi và thái độ đúng đắn về việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w