Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý trường THPT về mục đích của GDMT và vai trò của hoạt động GDMT trong trường học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 61 - 65)

13 Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về GDMT 2 18% 7 64% 2 18% Kết quả điều tra cho thấy:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý trường THPT về mục đích của GDMT và vai trò của hoạt động GDMT trong trường học.

đích của GDMT và vai trò của hoạt động GDMT trong trường học.

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL về mục đích của GDMT

Qua tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL trường THPT huyện Thạch Thất về nội dung GDMT, đã cho thấy họ đã đánh giá được vai trò quan trọng của việc cho học sinh làm quen với các khái niệm bảo vệ môi trường, cũng như xây dựng thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường. Trong khi đó hiệu trưởng lại xem nhẹ việc hình thành cho học sinh những kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giả quyết các vấn đề môi trường.,

Để khắc phục những thiếu sót này hiệu trưởng cần tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về mục đích GDMT một cách đầy đủ để có thể xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tốt hoạt động này.

- Trước hết về mặt kiến thức,cần đánh giá mức độ quan trọng của các nội dung kiến thức, vì không những đó là mục đích, yêu cầu GDMT mà những nội dung đó rất sát với thực tế của huyện Thạch Thất. Các trường đã giáo dục cho các em kiến thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, khuôn viên nhà trường, nơi công cộng... nhưng cũng cần hướng cho các em có trách nhiệm ở những phạm vi rộng hơn, không những nâng cao tinh thần trách nhiệm với xã hội mà còn góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương như: làm sạch đa dạng sinh học các hồ ao, thu gom rác thải, tái chế phế liệu, xử lý chất thải tiểu thủ công nghiệp như: nước mạ, sơn PU, làm sạch nguồn nước ao hồ trong các địa phương, làng mạc, hệ thống thoát nước trong các làng xã… và đặc biệt là các khu danh lam thắng cảnh địa phương như: Chùa Tây phương, Núi Câu lậu, vệ sinh khung cảnh các làng nghề truyền thống như xã Chàng sơn, Hữu Bằng, Phùng xá…

Giáo dục cho học sinh có ý thức tái sử dụng rác thải, xây dựng với mô hình Vườn –Ao – Chuồng (VAC) trong các làng còn nhiều đất để canh

tác trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giáo dục cho các em ý thức bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh thái và mối quan hệ giữa Dân số - Tài nguyên –Môi trường.

Tóm lại,huyện Thạch Thất là một địa bàn có nhiều đặc điểm về đa dạng sinh học, nguồn tài liệu sinh động phong phú,hiệu trưởng các trường đều có thể sử dụng một cách có hiệu quả để giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường.

- Hiệu trưởng cần nhận thức tốt hơn về việc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề về môi trường.Giúp các em dụng các kỹ năng đã có, hình thành và vận dụng kỹ năng mới.

- Tuỳ theo đối tượng học sinh, hiệu trưởng và giáo viên bộ môn xác định nội dung,qui mô, phương pháp nghiên cứu.Nếu có bước chuẩn bị tốt, thông qua hoạt động thực tiễn có thể giúp các em hình thành kỹ năng nghiên cứu, phát hiện các vấn đề về môi trường.

Tóm lại, với điều kiện thiên nhiên của huyện Thạch Thất thì việc hình thành kỹ năng nghiên cứu môi trường cho học sinh là có thể làm được,tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, khắc sâu kiến thức và đồng thời giúp các em chọn lựa thái độ đúng đắn trước những vấn đề do môi trường đặt ra.Tính hiệu quả của mục đích GDMT khi được chúng ta quan tâm một cách đầy đủ nội dung giáo dục được nổi lên trong câu thành ngữ của người Anh:

“ Gieo một ý tưởng, sẽ gặt một lời nói. Gieo một lời nói, sẽ gặt một hành động. Gieo một hành động, sẽ gặt một thói quen. Gieo một thói quen,sẽ gặt một vận mệnh”

( Gordon Johnson, Trưởng ban quản lý tài nguyên và môi trường UNDP)

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho CBQL về vai trò của hoạt động GDMT trong trường học

Thất nhận thức được vai trò quản lý của hiệu trưởng trong công tác GDMT và quản lý GDMT trong nhà trường hiện nay. Từ nhận thức đến hành động còn có một khoảng cách vì vạy đòi hỏi các hiệu trưởng phải xác định tốt nhiệm vụ, chức trách trong giai đoạn mới.

Quản lý GDMT không hoàn toàn giống như quản lý các mảng chuyên môn khác.Cácbộ môn văn hoá cơ bản đều có chương trình,sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên được đào tạo đúng chuyên nghành nên có nề nếp và có tính chuyên nghiệp chuyên môn hoá cao. Nhưng trong nội dung GDMT, các kiến thức nằm rải rác trong các chương,các bộ môn, không có hệ thống nên đòi hỏi người hiệu trưởng phải tăng cường công tác quản lý.

Giáo dục môi trường là một hoạt động có mục đích, GDMT không phải là một môn học riêng mà nội dung của nó được tích hợp trong các môn học ở nhiều cấp học.GDMT ở trường THPT nhằm đạt được mục đích cuối cùng là mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm cao cả đối với sự phát triển bề vững của địa phương, một kỹ năng biết đánh giá vẻ đẹp thiên nhiên và biết tham gia giải quyết những vấn đề môi trường của địa phương đặt ra.

Những nội dung và kỹ năng đó chỉ có thể đạt được khi có sự hoà nhập GDMT vào tất cả các bộ môn mà công cụ chính để thực hiện là phương thức lập kế hoạch,và tổ chức thực hiện GDMT. Vì vậy quản lý GDMT không thể bằng những quyết định tuỳ tiện,bị động, chung chung mà hiệu trưởng phải biết kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tế của huyện Thạch Thất để xây dựng kế hoạch, xác định bước đi, nhiệm vụ, biện pháp công tác cũng như quá trình tổ chức thực hiện.

Hơn thế nữa, mục đích của giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện,cả về thể chất, trí tuệ, nghề nghiệp và văn hoá…. thể hiện ở 2 mặt: phẩm chất và năng lực. Trong khi sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn đang tác động ngày càng gay gắt đến đời sống nhân dân,thì vai trò hết sức quan trọng được đặt lên vai các thầy cô giáo đang công tác trong nhà

trường – Người đang tạo nên lớp người có khả năng trực tiếp giải quyết các vấn đề môi trường đồng thời là những tuyên truyền viên trẻ vận động nhân dân bảo vệ môi trường sống của chúng ta.Vì vậy, để đào tạo lớp người trẻ tuổi phát triển toàn diện,hiệu trưởng càng không thể buông lỏng công tác quản lý hoạt động GDMT.

* Tính đặc trưng của GDMT là nội dung GDMT không mới vì đã được biên soạn lồng ghép trong các bộ môn từ nhiều năm qua. Nhưng việc tổ chức dạy và hoạt động để thực hiện những nội dung trên vẫn còn là điều mới mẻ trong các trường THPT của cả nước nói chung, ở Thạch Thất nói riêng.

Việc quản lý GDMT của hiệu trưởng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn,có thể do sự chỉ đạo của cấp trên chưa sâu rộng,năng lực tổ chức các hoạt động của giáo viên còn hạn chế nhiều, điều kiện CSVC còn thiếu thốn, nhưng có lẽ hầu hết các hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Thạch Thất vẫn còn nhiều lúng túng trong công tác chỉ đạo,quản lý là do tính đặc trưng của GDMT.

Nội dung GDMT được tích hợp trong các môn học,không theo một hệ thống kiến thức nhất định.Có thể có một nội dung được tích hợp trong nhiều bộ môn có thể ở cả 3 khối.Vì thế việc xác định nội dung là điều khó đối với hiệu trưởng. Đội ngũ hiệu trưởng (cả hiệu phó) được đào tạo ở các ngành sư phạm khác nhau 80 % ở các môn Lý, Văn, Hoá, Địa, Ngoại ngữ, 20% ở các môn KTCN, GD CD,vì vậy đội ngũ hiệu trưởng có cơ hội tốt để chỉ đạo các hoạt động GDMT ít nhất cũng xuất phát từ bộ môn của mình sau đó nhân ra các bộ môn khác.

Bên cạnh đó,GDMT còn là một hoạt động độc lập với những yêu cầu của riêng nó, mà trong tình hình hiện nay phải có sự nỗ lực lớn mới đáp ứng được.

Vì những lý do trên,hiệu trưởng cần phải quan tâm quản lý công tác GDMT theo một qui trình quản lý chặt chẽ,nghiêm túc,phù hợp với yêu cầu của

thực tế.Huy động lực lượng giáo dục hùng mạnh toàn xã hội cùng tham gia,vừa làm vừa rút kinh ngiệm thì chắc chắn trong tương lai gần sẽ khắc phục được những khó khăn và hiệu quả hoạt động giáo dục môi trường ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất, tỉnh Hà Tây (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w