THÔNG HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục
Sự nghiệp GD&ĐT được phát triển cơ bản. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, ngành giáo dục của huyện không ngừng phấn đấu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Hiện nay, toàn huyện có 10 trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy. Phong trào dạy học hướng đến nâng cao chất lượng và chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho người học. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm được nâng dần lên. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Quy mô trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển; tính đến đầu năm học 2019–2020 toàn huyện có 28 trường (10 trường mẫu giáo mầm non, 11 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở trực thuộc và 02 trường trung học phổ thông); các bản làng xa xôi nhất của huyện đều có trường lớp mẫu giáo, tiểu học, đặc biệt là có được 3 trường phổ thông dân tộc bán trú cụm xã (cấp trung học cơ sở) dành riêng cho con em người dân tộc. Nhìn chung hệ thống mạng lưới trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.
Trong năm học 2019-2020 toàn huyện có 7.442 em; (Nhà trẻ, mầm non :1.756; Tiểu học: 2.862; Trung học cơ sở: 1.637; THPT: 1.181), có 307 lớp (Nhà trẻ, mầm non: 76; Tiểu học: 140; Trung học cơ sở: 56; THPT: 35),
hằng năm đã huy động 100% trẻ mẫu giáo vào lớp một; 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học vào lớp 6;
Toàn ngành giáo dục huyện có 779 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó CBQL: 65 (Mầm non: 16; Tiểu học: 20; Trung học cơ sở: 11; Phòng GD&ĐT: 12; THPT: 06); giáo viên trực tiếp giảng dạy 552 (Mầm non: 130; Tiểu học 208; Trung học cơ sở: 111; THPT: 103); nhân viên 162 (Mầm non: 57; Tiểu học: 35; Trung học cơ sở: 35; Phòng GD&ĐT: 05; THPT: 30). Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành đảm bảo để tổ chức quản lý, dạy và học theo quy định.
Cơ sở vật chất của các trường được đầu tư ở mức khá tốt, có 100% các trường đều có phòng học kiên cố. Phần lớn các trường đều được trang bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện dạy học, có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng thiết bị dạy học, phòng tiếng Anh… đảm bảo cho việc học tập.
* Thống kê chất lượng giáo dục toàn diện khối THPT.
Bảng 2.2: Thống kê chất lượng giáo dục toàn diện học sinh khối THPT Huyện An Lão - Tỉnh Bình Định
Năm học
2018-2019
chất lượng đào tạo của các nhà trường THPT có chuyển biến, đó chính là sự đầu tư, quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là sự nổ lực trong việc tổ chức dạy và học của các nhà quản lý giáo dục.
Kết quả xếp loại bảng trên cho thấy tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt là trên 90% số HS nhưng có tới gần 10% học sinh xếp loại đạo đức trung bình trở xuống, đặc biệt số HS yếu mặc dù đã giảm nhưng vẫn trên 1% đây chính là những HS đã có biểu hiện vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật. Theo báo cáo của các trường trung học phổ thông, bên cạnh số đông HS vẫn giữ được những phẩm chất đạo đức thì có một bộ phận không nhỏ các em HS vô tình hoặc thậm chí cố tình “nhầm lẫn” các giá trị sống, các em đã không xác định được những giá trị đích thực của cuộc sống mà sống buông thả, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, gây tác động xấu đối với dư luận xã hội.