BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức công tác giáo dục pháp luật cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm,
pháp luật cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn trường
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD có phẩm chất đạo đức tốt, nhân cách sư phạm chuẩn mực, có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, có kiến thức kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm và vận dụng linh hoạt tri thức về khoa học giáo dục, kỹ năng, kinh nghiệm vào thực tiễn dạy học đa dạng, sinh động trong công tác GDPL cho học sinh.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo viên giảng dạy môn GDCD, GVCN, Bí thư Đoàn thanh niên ở các trường THPT để họ có đủ khả năng dạy học và tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Để thực hiện chương trình GDPL trong các nhà trường THPT cần thiết phải có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, đầy đủ cả về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức hiện
* Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng lựa chọn đội ngũ những giáo viên giảng dạy môn GDCD, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư đoàn thanh niên có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm giáo dục HS làm đội ngũ cốt cán. Giúp họ thấy được trách nhiệm, sự tin tưởng lớn lao mà nhà trường giao cho, giúp họ nắm vững mục tiêu giáo dục của nhà trường và vai trò của mình đối với công tác GDPL cho HS.
Hiệu trưởng trực tiếp bồi dưỡng những yêu cầu sư phạm đối với đội ngũ giáo viên đã được lựa chọn làm cốt cán để GDPL cho HS. Rèn cho họ kỹ
năng truyền đạt các nội dung GDPL, kỹ năng ứng xử các tình huống trong công tác, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của họ trong công tác GDPL cho HS. Từ đó, mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm công tác, những phương pháp giáo dục, tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.
* Cách thức tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng có kế hoạch, yêu cầu để lựa chọn đội ngũ những giáo viên tham gia công tác GDPL cho học sinh theo các tiêu chuẩn cụ thể:
Có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, có khả năng giải quyết linh hoạt các tình huống nảy sinh.
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao, có khả năng điều hành, tổ chức các hoạt động tập thể; Có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình, yêu thương học sinh và được học sinh tin cậy, kính trọng.
Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD cốt cán, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư đoàn thanh niên với những yêu cầu sư phạm sau đây:
Trước hết, họ phải là những giáo viên vững vàng về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc được giao. Đây là những yêu cầu sư phạm quan trọng. Vì có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao thì mới có khả năng giảng dạy, đưa đến cho HS những bài giảng hay hứng thú, chứa đựng những tri thức về pháp luật hữu ích. Từ đó, giúp các em hứng thú trong tiếp thu các kiến thức về pháp luật một cách tự giác, chủ động và biến những kiến thức đó thành hành vi đúng đắn của mình trong cuộc sống.
Bồi dưỡng cho giáo viên có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, giúp họ am hiểu, nắm bắt cụ thể các chủ trương về giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đổi mới; có nhận thức và ý thức đúng đắn về nghề dạy học.
với học sinh và với các LLGD khác trong và ngoài nhà trường.
Đội ngũ giáo viên cốt cán cho công tác GDPL của nhà trường phải là những người có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đó cũng là người luôn luôn gương mẫu và nghiêm chỉnh trong việc chấp hành pháp luật.
Từ đó Hiệu trưởng tổ chức cho các giáo viên cốt cán sinh hoạt chuyên môn, xây dựng các chuyên đề (đối với một số nội dung GDPL) để nhân rộng trong toàn trường, đặc biệt với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD.