Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 103 - 105)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

3.2.4. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

ngoài nhà trường để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng cơ chế khoa học, hợp lý để phối hợp các LLGD, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quản lý công tác GDPL cho học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện * Nội dung

Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ba LLGD (nhà trường-gia đình-xã hội) để thực hiện các nội dung: Nâng cao kiến thức pháp luật cho HS và tổ chức quản lý, phát hiện và giáo dục những HS có hành vi, biểu hiện VPPL. Do đặc thù của GDPL trong nhà trường phổ thông là giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục nhân cách con người chứ không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức văn hóa; GDPL phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, phải tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động mới có hiệu quả. Muốn vậy, cơ chế phối hợp phải được quy định rõ ràng các nội dung, biện pháp, trách nhiệm của từng đối tượng tham gia phối hợp; phân cấp quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải phù hợp với chức năng chuyên môn và khả năng điều kiện của các đơn vị. Trong quan hệ phối hợp này nhà trường phải giữ vai trò là hạt nhân chủ đạo, duy trì sự phối hợp; gia đình và các cơ quan, đơn vị thuộc LLGD xã hội là đối tác nhiệt tình cùng tham gia phối hợp.

*Cách thức tổ chức thực hiện

Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, các cơ quan tuyên truyền, cấp quản lý chuyên môn (Sở Giáo dục và Đào tạo) để tạo điều kiện về vật chất, trang thiết bị và con người đảm bảo cho nhà trường tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức pháp luật cho HS

đạt hiệu quả. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên, tổ chức ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi, các cuộc hội thảo... Các cơ quan tuyên truyền và các cơ quan chức năng (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp) phối hợp chuẩn bị nội dung tuyên truyền, báo cáo viên, các phương tiện hỗ trợ (âm thanh, loa đài, ánh sáng, tờ rơi, khẩu hiệu…) để nhà trường tổ chức thuận lợi các hoạt động GDPL cho học sinh.

Gia đình, cha mẹ học sinh phối hợp cung cấp thêm kiến thức cho các em bằng cách trực tiếp hoặc tạo điều kiện về thời gian và các phương tiện cung cấp thông tin như: sách, báo, vô tuyến truyền hình, băng, đĩa… có nội dung phổ biến kiến thức pháp luật.

Để đảm bảo có cơ chế phối hợp chặt chẽ của cả ba môi trường giáo dục trong việc GDPL cho HS, nhà trường phải có sự thống nhất và quy định rõ ràng về những điều nội quy trong học tập, lao động và sinh hoạt; phân công cụ thể trách nhiệm quản lý đối với giáo viên cán bộ, nhân viên, Đoàn Thanh niên,… làm nhiệm vụ theo dõi sát sao nề nếp học tập, sinh hoạt, ý thức tham gia các phong trào thi đua của từng lớp, từng học sinh. Nếu phát hiện các em có biểu hiện lười học, trốn học, có hành vi trái pháp luật thì phải thông báo cho gia đình và các LLGD xã hội có liên quan để cùng phối hợp giáo dục.

Về phía gia đình, cần thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được giờ học trên lớp của các em, tăng cường quản lý các em thời gian học tập và sinh hoạt ở nhà, nếu thấy con em mình có biểu hiện bất thường thì phải thông báo với nhà trường và chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên kịp thời giúp đỡ. Trong trường hợp các em VPPL bị xử lý, gia đình phải chấp hành các quy định và sự can thiệp của chính quyền để giáo dục các em.

Đối với các lực lượng xã hội tham gia gió dục đặc biệt là các cơ quan chức năng, Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương cùng nhà trường và gia đình tham gia quản lý các em trong thời gian các em tham gia giao tiếp và

hoạt động xã hội, tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội lành mạnh để hướng các em vào chuẩn mực xã hội đúng đắn, phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w