PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 115 - 117)

1. Kết luận

1.1. Về Lý luận

Xuất phát từ mục tiêu GD&ĐT toàn diện của các nhà trường, từ yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa GDPL vào nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đều thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến, GDPL trong quá trình xây dựng con người mới XHCN Việt Nam. Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế - xã hội đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vấn đề nâng cao hiệu quả phổ biến, GDPL để qua đó củng cố tăng cường hiệu lực pháp luật đang trở lên cấp thiết. HS là lớp thanh niên trí thức, đại diện và quyết định tương lai của đất nước, như Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Trong những năm gần đây, tác động của nền kinh tế thị trường một phần đã làm thay đổi nếp sống, lối sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa học đường trong một bộ phận học HS viên trở thành vấn đề rất nóng, đang được xã hội quan tâm. Vì vậy bên cạnh việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, học sinh sinh viên, nhất là học sinh THPT cần được quan tâm bồi dưỡng thêm về chính trị, đạo đức và đặc biệt là kiến thức pháp luật. Nâng cao tri thức pháp luật cho HS là tiền đề quan trọng giúp cho HS phát triển toàn diện, có ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật và bạo lực học đường, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, kỷ cương, trách nhiệm.

1.2. Về thực tiễn

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THPT huyện An Lão, chúng tôi đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về khoa học Quản lí, QLGD, GDPL. Luận văn đã vận dụng các khái niệm cơ bản đó vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quá trình quản lý công tác GDPL ở nhà trường THPT huyện An Lão. Qua khảo sát thực trạng quản lý công tác GDPL của nhà trường, cho phép phát hiện những ưu điểm về tính phong trào, việc chấp hành nghiêm túc các quy định về QLGD, sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh vào GDPL, sự quan tâm thường xuyên của các nhà quản lí. Qua khảo sát cũng phát hiện những hạn chế trong quản lý công tác GDPL chưa đa dạng, hấp dẫn; nội dung GDPL chưa phong phú, thiết thực; khả năng xây dựng kế hoạch còn hạn chế; bộ máy tổ chức quản lý công tác GDPL thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; việc tổ chức phối hợp giữa các LLGD chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Do đó, chất lượng GDPL của nhà trường chưa được như mong muốn. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THPT huyện An Lão thì phải có hệ thống biện pháp quản lý phù hợp, mang tính đồng bộ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác GDPL cơ bản với đầy đủ nội dung, cách tổ chức và điều kiện thực hiện, đó là:

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDPL cho HS theo hướng đổi mới nội dung và hình thức.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức công tác GDPL cho giáo viên dạy môn GDCD, giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn trường.

Chỉ đạo thực hiện công tác GDPL cho học sinh THPT thông qua các môn học trong nhà trường.

Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường để tổ chức công tác GDPL cho HS.

Tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do các cấp, các ngành phát động.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác GDPLcho học sinh trường THPT.

Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc; các biện pháp đã được đánh giá là thuận với đa số ý kiến tán thành của các CBQL, GV. Qua khảo nghiệm các biện pháp đề xuất trên đã được xác nhận tính cần thiết và tính khả thi cao. Đồng thời cũng cho thấy nội dung Luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w