BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
3.2.3. Chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông thông qua các môn học trong nhà trường
học phổ thông thông qua các môn học trong nhà trường
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
GDPL là một bộ phận của giáo dục tổng thể, là nền tảng cơ bản để góp phần giáo dục nhân cách cho HS, giúp các em trở thành người công dân có ích cho xã hội. GDPL vừa dạy kiến thức pháp luật, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, ý thức pháp luật và biến kiến thức thành hành vi đúng đắn trong cuộc sống, phù hợp với quy định của pháp luật nhà nước. Để nâng cao kiến thức về pháp luật cho HS có nhiều con đường, nhưng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất là thông qua các môn học đặt biệt là môn GDCD.
3.2.4.2. Nội dung và cách tổ chức thực * Nội dung của biện pháp
Thông qua các môn học, kiến thức về pháp luật sẽ đến với học sinh một cách hệ thống và toàn diện. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước hết nhà trường có kế hoạch hướng dẫn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, giúp các giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn GDCD nắm rõ vị trí vai trò của công tác GDPL, khả năng lồng ghép các kiến thức về pháp luật vào bài giảng. Công việc này các tổ, nhóm chuyên môn cần tiến hành thường xuyên. Thông qua các phong trào dạy và học tìm hiểu về kiến thức pháp luật ở các môn học một cách
thường xuyên, học sinh sẽ nắm vững các kiến thức về pháp luật trong nhà trường, các em sẽ được trang bị kiến thức về GDPL một cách đầy đủ, có hệ thống. Từ đó, các em có khả năng, bản lĩnh, sự tự tin khi suy nghĩ, hành động và giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật trong cuộc sống.
* Cách thực hiện biện pháp
Nhà trường tổ chức các tiết dạy chuyên đề về GDPL một cách thường xuyên như: Chuyên đề về luật an toàn giao thông, chuyên đề về phòng chống ma túy, HIV/AIDS ở môn GDCD hoặc môn Sinh học. Vì vậy, nhà trường phải xây dựng kế hoạch các tiết dạy chuyên đề về GDPL sao cho phù hợp với thực tiễn nhà trường và đặc điểm tâm lý học sinh. Đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy mới, nhằm khắc phục sự khô khan cứng nhắc khi dạy nội dung GDPL ở các môn học.
Tổ chức cho giáo viên và HS dự giờ, giao lưu học tập kinh nghiệm đồng nghiệp và ở các trường bạn về tổ chức dạy và học nội dung GDPL.
Nhà trường cần thường xuyên kiểm tra, dự giờ đột xuất, dự giờ định kỳ để nắm được tình hình giảng dạy nội dung GDPL trong các môn học của tất cả các giáo viên trong trường. Cần định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá thành công, hạn chế và rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy nội dung GDPL.
Nhà trường có kế hoạch mời các chuyên viên, giáo viên giỏi về bồi dưỡng kiến thức và phương pháp sư phạm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học. Tăng cường đầu tư về kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, kinh phí hoạt động cho các hoạt động phục vụ giảng dạy nội dung GDPL.
Với mỗi giáo viên cần thực hiện việc giảng dạy theo đúng phân phối chương trình, thường xuyên dự giờ thăm lớp, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do các cấp tổ chức, tự tìm tài liệu tham
khảo về GDPL cho học sinh THPT, luôn vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy mới, luôn gắn lý thuyết với thực tiễn tạo sự say mê, yêu thích môn học cho HS, giúp các em hứng thú tìm hiểu và vận dụng những kiến thức về pháp luật vào cuộc sống.
Động viên, khuyến khích học sinh theo dõi, tìm hiểu về pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia các câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật. Nên có những hình thức khen thưởng để khuyến khích HS khi các em có những tìm tòi mới về các nội dung giáo dục pháp luật mà các em đã được học. Đoàn thanh niên cần thường xuyên nắm bắt những tấm gương tiêu biểu thực hiện tốt các nội dung GDPL; những học sinh vi phạm và phối hợp với nhà trường để uốn nắn các em (nếu cần có thể nêu gương hoặc khiển trách trong các buổi chào cờ đầu tuần). Cần có những hình thức thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời để có tính răn đe giáo dục và động viên, khuyến khích để các em học tốt, tiến bộ hơn. Xây dựng tủ sách pháp luật, thành lập các nhóm bạn cùng tiến để các em không chỉ giúp nhau trong học tập mà còn giúp nhau vươn lên trong cuộc sống, luôn động viên giúp đỡ các bạn sống và làm theo đúng pháp luật, vận dụng tốt các kiến thức pháp luật vào cuộc sống.
Về phía các em học sinh, cần nhận thức đúng tầm quan trọng của GDPL, thấy được trách nhiệm, nhiệm vụ của người học sinh, luôn ý thức rèn luyện thói quen tự học, tự trau dồi kiến thức, biết gắn lý thuyết với thực tiễn.
Gia đình phải luôn quan tâm đến việc học tập tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. Thường xuyên liên hệ với GVCN, nhà trường để nắm được kết quả học tập, tu dưỡng mọi mặt của con em mình tại trường, luôn trao đổi với nhà trường để tìm biện pháp GDPL phù hợp cho các em ở trưng cũng như ở nhà.
Với các LLGD xã hội: Các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội để các giáo viên cập nhật thêm các thông tin bổ sung vào bài giảng của mình.