NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3.1. Mục đắch, ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chấtlượng giáo dục trường THCS lượng giáo dục trường THCS

1.3.1.1. Mục đắch của hoạt động tự đánh giá

Tự đánh giá nhằm giúp CSGD xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của CSGD, từ đó để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tự đánh giá là khâu cơ bản nhất, là linh hồn của KĐCL giáo dục. Mỗi CSGD thông qua yêu cầu của từng tiêu chuẩn tiêu chắ mà chủ động, khách quan nhận định điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó để đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng sao cho mang tắnh khả thi đồng thới làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xác định và so sánh theo tiêu chuẩn kiểm định nhà nước đã công bố xem đạt được đến mức nào. Cụ thể là đánh giá thực trạng các hoạt động tổ chức quản lý và các điều kiện ĐBCL cho giáo dục: từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ GV, nguồn kinh phắ đến người học... xem đạt đến mức nào của các tiêu chuẩn đòi hỏi. Xác định tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của CSGD và đề xuất kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo và cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho nhà CSGD không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình.

1.3.1.2. Ý nghĩa hoạt động tự đánh giá

TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCL giáo dục, là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để xem xét về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

TĐG thể hiện tắnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, là quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường, đòi hỏi tắnh khách quan, trung thực, công khai. Các giải thắch, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình TĐG phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rơ ràng, đảm bảo độ tin cậy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w