Thực trạng quản lý việc thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực để tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 68 - 82)

- Các phong trào mũi nhọ n:

5 Viết báo cáo tự đánh giá 6 Công bố báo cáo tự đánh giá

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực để tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá

chức thực hiện hoạt động tự đánh giá

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thì 100% các trường THCS trên địa bàn huyện đã triển khai thiết kế để thành lập Hội đồng TĐG và tùy quy mô, hạng trường mà số lượng thành viên nhiều hay ắt. Đã tiến hành thu được 24 phiếu khảo sát CBQL và 185 GV của 11 trường THCS. Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng thành lập hội đồng TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nội dung đánh giá

Nhà trường ban hành Quyết định thành lập Hội đồng TĐG và thông báo danh sách các thành viên đến nhà trường

Hội đồng TĐG đảm bảo số lượng thành viên và cơ cấu Hội đồng TĐG hợp lý về thành phần, phù hợp với vị trắ, chức vụ, công việc của từng người

Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong hội đồng TĐG và giữa các thành viên, giữa các Hội đồng TĐG với các bộ phận liên quan

Căn cứ kết quả khảo sát bảng 2.11, cho thấy CBQL và GV đánh giá việc thành lập Hội đồng ở các trường THCS được thực hiện ở mức khá. Từ đó cho thấy các trường THCS đã thực hiện đảm bảo quy định về việc thành lập Hội đồng TĐG và thông báo danh sách đến các thành viên trong nhà trường để biết và phối hợp thực hiện. Đồng thời cho thấy các trường thành lập Hội đồng TĐG đảm bảo số lượng thành viên và cơ cấu Hội đồng TĐG hợp lý về thành phần, phù hợp với vị trắ, chức vụ, công việc của từng người và đúng quy định, phù hợp với đặc điểm, tình hình mỗi trường.Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và giữa các thành viên, giữa Hội đồng TĐG với các bộ phận liên quan, kết quả khảo sát được CBQL, GV đánh giá ở mức khá. Nguyên nhân từ việc các trường chưa định hướng được nội dung của các tiêu chắ, tiêu chuẩn phù hợp với vị trắ, công việc của từng người, cũng chưa nắm rõ vai trò của các thành viên trong Hội đồng TĐG, do đó nhà trường thành lập Hội đồng TĐG một cách hình thức để đảm bảo theo quy định. Một số trường THCS chưa xây dựng được cơ chế phối hợp khoa học, chặt chẽ nên các thành viên, nhóm công tác làm việc rời rạc, chưa đảm bảo tắnh hệ thống dẫn đến chưa thể hiện đúng vai trò trong việc trao đổi, bàn bạc, thống nhất kết quả đánh giá các tiêu chắ, dự thảo báo cáo TĐG. Do đó các báo cáo TĐG sau khi tổng hợp không đảm bảo chất lượng. Qua khảo sát nội dung Hội đồng TĐG đảm bảo việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên, định kỳ nhằm kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động TĐG cũng bị đánh giá ở mức khá. Nguyên nhân của việc này là do lãnh đạo của một số trường THCS chưa quan tâm đến hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục nên thiếu việc thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quả của hoạt động TĐG của các nhóm công tác, cá nhân theo các nội dung được phân công. Do đó, hoạt động TĐG bị trì truệ, kéo dài, không đảm bảo tiến độ và không đạt chất lượng.

Bảng 2.12 : Thực trạng thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực để tổ chức thực hiện hoạt động TĐG

Nội dung đánh giá

Hội đồng TĐG am hiểu về KĐCL và có năng lực đánh giá

Hội đồng TĐG thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn

Các thành viên, các nhóm chuyên trách được phân công hợp lý

Thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực là hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện TĐG, nhất là nhân sự của Hội đồng TĐG vì Hội đồng TĐG đóng vai trò cốt lõi trong công tác TĐG nói riêng và KĐCL giáo dục nói chung. Theo số liệu thống kê bảng 2.11 cho rằng, Hội đồng TĐG tại trường mình am hiểu về KĐCL giáo dục và có năng lực đánh giá ở mức độ Khá.

Hệ thống văn bản về KĐCL giáo dục cũng như công tác TĐG do Bộ GD&ĐT ban hành cần phải được Hội đồng nắm rõ ràng và đầy đủ trong suốt quá trình TĐG. Năng lực đánh giá của Hội TĐG ở đây bao gồm cả việc phổ biến các quy trình, xây dựng kế hoạch, thu thập các thông tin và minh chứng cần thiết; từ đó đưa ra bản báo cáo đánh giá, có sự so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT; đồng thời có kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo TĐG. Vì vậy, xuyên suốt quá trình TĐG, việc am hiểu về KĐCL giáo dục và có năng lực đánh giá là tối cần thiết. Số liệu thống kê cho thấy yêu cầu này vẫn chưa đạt đến mức cao nhất có thể. Vấn đề này xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các thành viên của Hội đồng TĐG chưa được chú trọng

việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác tự đánh giá chưa được chú trọng đúng mức và chưa được tổ chức thường xuyên. Tắnh hợp lý trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các nhóm cũng được đánh giá ở mức độ Khá. Kết quả thống kê này cho thấy việc bố trắ nhân sự làm công tác TĐG cần được tiến hành cẩn trọng hơn trên cơ sở phân tắch năng lực của đội ngũ và rà soát các phân công nhiệm vụ khác.

Thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực ở hoạt động TĐG tại các trường THCS của huyện Hoài Ân chỉ được đánh giá ở mức độ chưa cao ở nhiều mặt và thể hiện rất rõ ràng trong kết quả khảo sát.

Kết quả thống kê ở bảng 2.12 cho thấy thực trạng thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực để tổ chức thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đạt mức độ khá. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đánh giá cũng như mức độ am hiểu về kiểm định, và công tác phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng thành viên đều được quan tâm ở một mức độ nhất định. Các trường THCS cần có biện pháp cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường nhằm nâng cao công tác này đạt mức tốt hơn.

Việc tổ chức triển khai cũng là một quá trình quan trọng trong công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Quá trình này cần phải được tiến hành một cách chặt chẽ theo kế hoạch và các quy trình đã được công bố, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Hội đồng TĐG. Chức năng tổ chức triển khai công tác TĐG trong KĐCL giáo dục được các trường THCS thực hiện khá quyết tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu KĐCL giáo dục.

Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, công tác TĐG trong KĐCL giáo dục sẽ được tổ chức thực hiện trên thực tế. Công tác khảo sát giai đoạn này dựa trên hoạt động thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến các thành viên trong

trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch; xác định cấu trúc bộ máy quản lý, bố trắ sắp đặt các bộ phận và cá nhân đúng người đúng việc dựa theo chức năng, quyền hạn của từng người, từng bộ phận; tiếp nhận điều phối hiệu quả các nguồn lực; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo sự phối hợp trong bộ máy quản lý.

Bảng 2.13: Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá Nội dung đánh giá

Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến từng CBQL, GV, nhân viên để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch

Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ cho công tác TĐG

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan

Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức triển khai công tác TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ở bảng 2.13 thể hiện việc thông báo các quy trình và kế hoạch đến các thành viên được đánh giá ở mức Khá (TBC: 2,5). Công tác phổ biến kế hoạch và các quy trình TĐG ở đây đã đạt một hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa cao. Có thể thấy cần phải tăng cường việc phổ biến các quy trình và kế hoạch cụ thể đến toàn bộ thành viên nhiều hơn nữa mới có thể thực hiện công tác TĐG một cách đồng bộ, khách quan và hiệu quả hơn.

được đánh giá ở mức Khá (TBC: 2,6), con số này có thể thấy việc điều động nguồn lực tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện hiện nay, nhưng Hội đồng TĐG ở các trường THCS của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã cố gắng điều phối trong suốt quá trình công tác một cách tốt nhất có thể.

Việc thực hiện hoạt động TĐG đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lực lượng trong trường, không chỉ đối với Hội đồng TĐG mà mỗi GV, nhân viên ở các bộ phận phải nắm vững những kiến thức cơ bản về KĐCL giáo dục và công tác TĐG, tối thiểu là đối với lĩnh vực đang công tác. Nếu không có được sự phối hợp từ tất cả các bộ phận trong nhà trường thì công tác TĐG sẽ không đạt hiệu quả cao. Công tác xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên đạt mức Khá (TBC: 2,57), giữa hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan; thiết lập các mối quan hệ QL, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động của bộ máy QL nhằm đạt được mục tiêu TĐG. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai công tác TĐG. Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức triển khai ở các trường THCS ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay đã đạt mức Khá với hầu hết các nội dung đều được đánh giá ở mức độ khá với tỷ lệ cao. Kết quả khảo sát này phản ánh tương đối chắnh xác về chất lượng của công tác TĐG trong KĐCL giáo dục tại đây.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác TĐG chưa được đào tạo, tập huấn một cách bài bản. Trong Hội đồng TĐG của mỗi trường chỉ có Hiệu trưởng được tham dự lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức, còn lại là do Hiệu trưởng truyền đạt lại; vì vậy các kỹ năng cần thiết như thu thập, xử lý minh chứng, viết báo cáo... tuy được tập huấn, bồi dưỡng nhưng thời gian còn ắt nên thực hiện các công tác này thực hiện chưa đạt được hiệu quả cao. Việc tiến hành công tác TĐG theo các quy trình chuẩn là điều khá mới mẻ với đội ngũ chỉ quen với quá tŕnh QL theo chức năng nên các Hội đồng TĐG của các trường đều rất lúng túng. Bên cạnh đó, hầu hết thành viên của các nhóm

chuyên trách là cán bộ GV trực tiếp đứng lớp nên thời gian dành cho công tác TĐG rất hạn chế.

Bảng 2.14. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cho hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh

Bình Định

động TĐG trong KĐCL GD Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động TĐG trong KĐCL GD

Từ kết quả bảng 2.14 cho thấy, nguồn tài chắnh đảm bảo cho hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục của các trường THCS ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay là vấn đề cần quan tâm nhất. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cho hoạt động TĐG chỉ ở mức trung bình. Đây có lẽ là tình hình chung ở nhiều địa phương trên cả nước. Một lý do khác là hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục còn chưa được nhìn nhận đúng về mức độ quan trọng, dẫn đến kinh phắ cho hoạt động này còn hạn chế. Hạn chế về nguồn lực tài chắnh dẫn đến những khó khãn cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ TĐG, nguồn tài lực chưa đủ khắch lệ thành viên làm việc một cách tắch cực và hiệu quả. Về lâu dài, để nâng cao chất lượng hoạt động TĐG, cần xem xét và điều chỉnh nguồn tài lực để đảm bảo hoạt động được thực hiện hiệu quả và chắnh xác hõn. Qua trao đổi, 10/12 Hội đồng TĐG không có phòng làm việc riêng, 12/12 Hội đồng TĐG chưa có trang bị máy móc riêng và 10/12 Hội đồng TĐG chưa có máy in riêng, máy photocopy riêng để phục vụ hoạt động TĐG. Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có những biện pháp trang bị các điều kiện CSVC để đảm bảo hoạt động TĐG được thực

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo việc thu thập, xử lý, phân tắch minh chứng, viết báo cáo thực hiện hoạt động tự đánh giá báo cáo thực hiện hoạt động tự đánh giá

Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nội dung đánh giá

Các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành nhất quán, chắnh xác; có ảnh hưởng tắch cực đến hành vi, thái độ của các thành viên thừa hành.

Giao việc và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ phù hợp, thiết thực, cụ thể với khả năng của từng thành viên.

Đôn đốc, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tạo động cơ làm việc.

Theo dõi, uốn nắn việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Từ số liệu khảo sát thu được bảng 2.15 chúng tôi thấy rằng công tác chỉ đạo hoạt động TĐG của Hiệu trưởng các trường thực hiện ở mức khá. Đặc biệt đôn đốc, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên khi thực hiện công tác TĐG được đánh giá đạt mức Khá (TBC: 2,9). Công tác TĐG là hoạt động cũng tương đối mới ở các trường THCS, tuy nhiên thực tế cho thấy các Hiệu trưởng cũng đã dành một sự quan tâm tương đối lớn đến vấn đề này. Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận một điều tỉ lệ ý kiến cho rằng việc ban hành các quyết định, hướng dẫn, việc theo dõi, góp ý đối với các nhóm chuyên trách chỉ mới đạt ở mức khá. Đối với nội dung phân công công việc và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ phù hợp, thiết thực, cụ thể với khả

hiện nay khó nắm được khả năng và tình hình thực tế của từng thành viên, nhất là đối với cả một tập thể nhà trường. Họ chỉ có thể nắm bắt trên tinh thần chung còn lại là do công tác tham mưu của các bộ phận, nhưng thực tế công tác tham mưu ở các nhà trường hiện nay còn rất yếu. Chắnh vì vậy, công tác phân công việc và hướng dẫn triển khai chỉ ở mức nhất định, khó có thể sát với từng cá nhân, từng thành viên cụ thể.

Qua thực trạng này chủ thể QL cũng phải nhận thấy rằng công tác TĐG muốn đạt được hiệu quả, đúng kế hoạch thì vai trò chỉ đạo là then chốt, công việc của các thành viên trong Hội đồng TĐG không phải ở dạng khoán, người quản lý không phải chờ tiếp nhận kết quả cuối cùng của các nhóm công tác mà phải nắm bắt được tình hình thực hiện công việc từng nhóm chuyên trách ở từng thời điểm, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, tư vấn hướng giải quyết khi các nhóm gặp khó khăn, động viên khắch lệ tinh thần làm việc. Những nội dung này phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình các nhóm thực hiện công việc, thực tế ở các trýờng hiện nay những nội dung này chỉ đýợc quan tâm ở giai đoạn đầu, theo thời gian thì công tác chỉ đạo có dấu hiệu giảm dần. Điều này yêu cầu chủ thể QL cần phải quan tâm nhiều hơn khi triển khai TĐG tại trường thì mới có thể đạt được kết quả TĐG thực chất nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w