Quản lý xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

giáo dục trường THCS

Việc xây dựng kế hoạch TĐG trong KĐCL giáo dục là cơ sở quan trọng để triển khai hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục trường THCS. Kế hoạch tốt, chặt chẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo công việc TĐG của nhà trường đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Kế hoạch TĐG phải được xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của CSGD. Cần xác định rõ công việc, thời gian hoàn thành, tránh chung chung và hình thức;

Khi thực hiện kế hoạch hoá công tác TĐG cần phải chú ý phân tắch rõ môi trường bên trong (đội ngũ GV, học sinh, phương tiện,..) và môi trường bên ngoài (xã hội, các chế định,...), từ đó xác định thời cơ, thách thức, thuận lợi khó khăn cho việc thực hiện TĐG. Trên cơ sở đó mà xác định, hình thành mục tiêu của công tác TĐG, xác định và bảo đảm về nhân lực và các nguồn lực khác để thực hiện công việc, xác lập kế hoạch hành động, quyết định xem những biện pháp nào là cần thiết trong quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch TĐG phải được thảo luận nghiêm túc, kỹ lưỡng và đi đến thống nhất trong toàn Hội đồng TĐG. Kế hoạch TĐG phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung: mục đắch và phạm vi TĐG; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; xác định công cụ đánh giá; dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chắ; xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai TĐG và

lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể). Tất cả các kế hoạch cần được công bố rộng rãi để mọi thành viên trong nhà trường nắm bắt và theo dõi trong suốt quá trình triển khai.

1.4.2. Quản lý việc thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực (nhân lực, vật lực,tài lực) để tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất tài lực) để tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt động TĐG chắnh là giai đoạn hiện thực hoá những ý tưởng đã được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ở giai đoạn này chủ thể QL phải:

-Thiết kế bộ máy và bố trắ nguồn lực:

+ Thành lập Hội đồng TĐG, nhóm thư ký và các nhóm công tác. Hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận; tổ chức phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, đảm bảo ràng buộc trách nhiệm, không chồng chéo của các thành viên, các bộ phận trong việc thực hiện công tác TĐG.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa Hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan; Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến từng CBQL, GV, nhân viên để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch.

+ Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (tài chắnh, cơ sở vật chất và con người) phục vụ cho hoạt động TĐG.

-Tập huấn nghiệp vụ TĐG cho Hội đồng TĐG và cán bộ GV, nhân viên:

Yếu tố con người (nhân lực) có vai trò quyết định trong cả quá trình TĐG. Nếu không có được đội ngũ được tập huấn, bồi dưỡng bài bản, kỹ lưỡng về công tác TĐG trong KĐCL giáo dục thì không thể có được kết quả TĐG trung thực, khách quan để giúp nhà trường cải tiến chất lượng.

-Tổ chức thực hiện công tác TĐG

dựng kế hoạch; thực hiện thu thập, xử lý và phân tắch các thông tin, minh chứng; tổ chức đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chắ; viết báo cáo và công bố báo cáo TĐG.

+ Thông qua công tác TĐG trong KĐCL giáo dục, các trường THCS sẽ phát hiện các điểm yếu còn tồn tại. Khi phát hiện các điểm yếu, ngay trong quá trình TĐG, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng khắc phục các yếu điểm trong báo cáo TĐG nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổ chức có hiệu quả các nội dung trên sẽ giúp nhà quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Thành tựu của công việc phụ thuộc nhiều vào năng lực và phong cách của nhà quản lý; phụ thuộc vào việc sử dụng, huy động các nguồn lực, cũng như tạo động lực và khơi dậy nội lực của tổ chức.

1.4.3. Quản lý việc chỉ đạo thu thập, xử lý, phân tắch minh chứng, viết báocáo thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cáo thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Chỉ đạo về bản chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là quá trình tạo sự liên kết giữa các thành viên trong tổ chức tham gia quá trình TĐG của nhà trường, tập hợp, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ được phân công để đạt được mục tiêu TĐG của nhà trường.

Chỉ đạo hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục trường THCS bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (các Tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể...) và thực hiện nhằm động viên, khuyến khắch họ hoàn thành nhiệm vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình TĐG.

1.4.4. Quản lý công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục các điểm yếu việcthực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lýợng giáo dục thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lýợng giáo dục

Đây là nội dung hết sức quan trọng của chủ thể QL vv́ chức năng này xuyên suốt quá trình QL và là chức năng của mọi cấp trong công tác QL. Kiểm tra nhằm thực hiện ba chức năng:

- Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

-Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được.

-Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc.

Hoạt động TĐG ở các trường THCS diễn ra trong một thời gian dài (từ 4 đến 5 tháng) thực hiện nhiều công việc khó khăn, phức tạp như: xác định mục đắch, phạm vi TĐG; thu thập, xử lý và phân tắch minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chắ; viết báo cáo và công bố báo cáo TĐG. Do đó, người quản lý có nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra để đánh giá tình hình thực hiện công việc, đánh giá việc phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận, kịp thời phát hiện các ưu điểm để phát huy và các khuyết điểm, sai lệch để uốn nắn, điều chỉnh.

Kết quả TĐG được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chắ có đầy đủ các phần: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; TĐG theo từng tiêu chắ.

Tuỳ theo kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên của nhà trường mà xác định trọng tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho từng giai đoạn, về tổng thể, nhà trường phải có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục tất cả những tồn tại của ḿnh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w