Nội dung tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

THCS

Căn cứ vào nội hàm KĐCL giáo dục trường THCS, nội dung TĐG trong KĐCL giáo dục trường THCS tập trung vào đánh giá mức độ đáp ứng

của nhà trường so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS hiện hành được ban hành theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm có 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chắ và 84 chỉ báo, công tác TĐG của một trường THCS cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Bối cảnh chung của CSGD: là các nội dung cơ bản được thiết lập bởi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường, lớp học, số học sinh, điểm trường: là chiến lược phát triển của nhà trường có phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, các nguồn lực của nhà trường, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương, công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường có đúng theo quy định Điều lệ trường trung học và các quy định của pháp luật. Cán bộ quản lý, GV, nhân viên và học sinh: là các nội dung về năng lực cán bộ quản lý, số lượng trình độ đào tạo của GV, kết quả đánh giá, xếp loại GV và việc đảm bảo các quyền của GV. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ chắnh sách đối với đội ngũ nhân viên trong nhà trường. Học sinh của nhà trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học: độ tuổi, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: là các nội dung đề cập đến các quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường như: Diện tắch khuôn viên, cổng, tường rào, sân chơi, bãi tập, bàn ghế, phòng học, phòng bộ môn, trang thiết bị dạy học, công trình phụ, thự viện, nguồn tài chắnh,Ầ phải đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội: là các tiêu chắ đề cập đến sự tác động của các tổ chức như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, chắnh quyền địa phương cho nhà trường, sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong hoạt động giáo dục, việc huy động nguồn lực xây dựng nhà trường, môi trường giáo dục.

- Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: là các tiêu chắ đánh giá về năng lực của đội ngũ GV, kết quả quá trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đó là kết quả giáo dục thể hiện trên các mặt: đạo đức, văn hóa, lao động... hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương; việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động...các trường cần lưu thêm một số ý nội dung sau:

* Đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan trong hoạt động tự đánh giá: Trong quá trình quản lý CSGD, TĐG là một công cụ để ĐBCL phát triển một cách ổn định, bền vững. Đồng thời TĐG cũng là công cụ quản lý nhà nước mà các nhà quản lý giáo dục sử dụng. Do đó, khi thực hiện công tác TĐG nhất thiết phải tiến hành theo nguyên tắc độc lập, khách quan, cụ thể:

Khi đóng vai trò là chủ thể của hoạt động TĐG, Chủ tịch và các thành viên trong Hội đồng TĐG phải độc lập với chủ thể quản lý nhà nước cấp trên trong việc xem xét đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng. Chủ tịch Hội đồng TĐG phải nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng giáo dục của cơ sở mình. Thành viên trong Hội đồng TĐG phải độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Nếu có sự áp đặt sẽ làm cho hoạt động TĐG khó đảm bảo tắnh chắnh xác, khách quan, dân chủ và kịp thời. Kết quả thúc đẩy phát triển chất lượng sẽ không được như mong muốn.

Là chủ thể của hoạt động TĐG, các thành viên trong Hội đồng TĐG cũng phải độc lập với nhau. Cách đánh giá, truy tìm thông tin minh chứng, đối chiếu với nội dung tiêu chắ, chỉ số được căn cứ theo quy trình đã xác định. Mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm trong việc đưa ra kết luận đánh giá.

*Đảm bảo nguyên tắc trung thực, công khai, minh bạch trong tự đánh giá: Với Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD đã bao hàm toàn bộ mọi

mặt của một nhà trường, do đó khi căn cứ tiêu chắ, chỉ báo các thành viên trong Hội đồng TĐG phải có nhiệm vụ nêu đầy đủ, đánh giá đúng thực trạng những gì mà CSGD đang có. Nếu phóng đại hoặc đánh giá dưới mức theo yêu cầu đều không phản ánh đúng thực trạng của nhà trường, dẫn đến nhà quản lý sẽ hiểu sai, cán bộ GV hoặc là ảo tưởng, hoặc là bi quan về thực trạng nhà trường.

Kết quả đánh giá, những nhận định về điểm mạnh, điểm yếu không chỉ được thông tin đến các thành viên trong Hội đồng TĐG được biết mà còn được đăng tải trên các phương tiện thông tin nội bộ như website để lấy ý kiến đóng góp bổ sung của các lực lượng khác trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w