Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

- Các phong trào mũi nhọ n:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC

3.2.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tế

phù hợp với yêu cầu thực tế

3.2.2.1. Mục đắch, ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu. Việc lập kế hoạch chu đáo sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất để thực hiện các mục tiêu nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm được thời gian.

Bên cạnh đó, kế hoạch tạo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức, làm giảm bớt những hành động tuỳ tiện, tự phát, vô tổ chức và dễ đi chệch hướng mục tiêu. Kế hoạch tập trung được các mục tiêu bộ phận vào mục tiêu chung, thay thế những hoạt động mong muốn, không được phối hợp thành một hợp lực chung, thay thế những hoạt động thất thường bằng những hoạt động đều đặn, thay thế những quyết định vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngoài ra, kế hoạch còn là cơ sở cho chức năng kiểm tra. Những yêu cầu của về mục tiêu và phương án hành động là căn cứ để xây dựng những tiêu chuẩn của công tác kiểm tra. Người QL sẽ thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra nếu như các kế hoạch được soạn thảo chi tiết, rõ ràng và thống nhất.

Một kế hoạch tốt sẽ giúp tổ chức ứng phó nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường vì nó tạo dựng tắnh ổn định trong hoạt động của tổ chức và dự báo những bất ổn để người QL có khả năng ứng phó linh hoạt với các thay đổi

Xây dựng kế hoạch giúp cho nhà quản lý định hướng đúng công việc cần làm, biết rõ phải làm gì và làm như thế nào; chủ động trong việc hoạch định, xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị mình không trái với quy định.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm nhất đó là phân tắch thực trạng của nhà trường để xác định chắnh xác mục tiêu và phạm vi TĐG, đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong kế hoạch TĐG của nhà trường bởi hai lý do đó là: + Thứ nhất, mục tiêu chắnh của TĐG là phản ánh trung thực hiện trạng của nhà trường để cải tiến chất lượng đáp ứng bộ tiêu chuẩn CSGD phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.

+ Thứ hai là phạm vi TĐG rất rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà trường, do đó cần xác định rõ từng chỉ báo phù hợp với từng tiêu chắ. Hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS sẽ không thể đạt hiệu quả cao nếu thiếu những định hướng chiến lược phù hợp cho các công việc cụ thể, kế hoạch sẽ giúp cho công tác TĐG đáp ứng được sự thay đổi qua từng năm, từng giai đoạn phát triển của xã hội và sự thay đổi phát triển của giáo dục

Chủ tịch hội động TĐG phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong Hội đồng TĐG và nêu rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

Lập dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động.

Lập dự kiến được các thông tin minh chứng cần thu thập cho mỗi tiêu chắ. Tắnh toán cụ thể thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian

cần thiết để triển khai TĐG và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).

3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp

yếu của đơn vị và các thời cơ, thách thức đang đặt ra cho nhà trường nhằm có được các luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch. Trong đó, cần chú ý đến việc phân tắch môi trường bên trong (đội ngũ CBQL, GV, chất lượng hiệu quả đào tạo trong những năm trước, truyền thống nhà trường, điều kiện về CSVC hiện có, năng lực tài chắnh của nhà trường, mối quan hệ giữa công tác TĐG với các hoạt động khác trong trường...) và bên ngoài nhà trường (đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, truyền thống của địa phương, mối quan hệ Nhà trường - Gia đình - Xã hội, các chế độ chắnh sáchẦ) để xác định chắnh xác thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn tác động đến công tác TĐG của nhà trường. Đặc biệt phạm vi TĐG rất rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà trường nên chủ thể QL cần chú trọng nghiên cứu nắm rõ quy trình TĐG, các tiêu chuẩn, tiêu chắ trong thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ban hành để xác định rõ phạm vi TĐG đồng thời phân tắch mức độ am hiểu về TĐG và năng lực đánh giá của đội ngũ để phân công hợp lý.

Hoạt động TĐG đòi hỏi nhiều nhân lực, thời gian và công sức do đó kế hoạch thực hiện phải cụ thể, sát thực tế, phù hợp với điều kiện của nhà trường, phải huy động các nguồn lực (trắ lực, tài lực, vật lực) của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động TĐG. Bố trắ thời gian thực hiện hợp lý, hài hoà với các công việc khác trong nhà trường.

Hiệu trưởng phối hợp phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, các giai đoạn cụ thể; các phương pháp thực hiện và người thực hiện cụ thể để đảm bảo tiến độ TĐG và có được sản phẩm TĐG có chất lượng cũng như tạo cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá. Trong kế hoạch cũng cần thể hiện được thời điểm kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Đảm bảo trong kế hoạch TĐG của nhà trường nêu rõ: mục tiêu TĐG; phạm vi TĐG; trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân; công cụ

TĐG; dự kiến thông tin minh chứng cho từng tiêu chắ; có thời gian biểu chi tiết cho từng hoạt động cụ thể. Kết quả của từng hoạt động trong kế hoạch phải đó được hoặc có minh chứng cụ thể để có cơ sở đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch.

Chủ tịch Hội đồng TĐG cần tổ chức họp hội đồng TĐG để tiến hành nghiên cứu, phân tắch kỹ lưỡng nguồn lực hiện có làm cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch TĐG. Phân công nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng trong kế hoạch TĐG. Để việc phân công nhiệm vụ sát với thực tế và đảm bảo hiệu quả cao khi thực hiện, không chồng chéo trong công việc thì Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Phân tắch kỹ tình hình đội ngũ của nhà trường: để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của kế hoạch TĐG.

+ Phân công nhiệm vụ phải dựa trên năng lực của đội ngũ, phù hợp đối tượng: để đảm bảo người được phân công sẽ thực hiện tốt phần việc được giao. + Phân công nhiệm vụ cần dựa theo công tác chuyên môn mà các thành viên trong Hội đồng đánh giá đang phụ trách: để đảm bảo công tác TĐG và công tác chuyên môn có thể hỗ trợ cho nhau, không chồng chéo khi thực hiện. + Phân công thêm các nhóm chuyên trách: để hỗ trợ cho các thành viên trong Hội đồng TĐG khi thực hiện việc thu thập thông tin, minh chứng cũng như để đảm bảo việc đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chắ được khách quan.

Kế hoạch phải chỉ rõ ở mỗi thời điểm trong quá trình TĐG cần phải huy động những nguồn lực nào và huy động từ đâu. Các nguồn lực bao gồm nhân lực, điều kiện CSVC và kinh phắ. Ngoài các thành viên được phân công ở các nhóm chuyên trách, kế hoạch TĐG phải dự kiến được những cá nhân, bộ phận có liên quan trong từng thời điểm để hỗ trợ. Với điều kiện CSVC và kinh phắ còn hạn hẹp như thực tại, việc dự kiến trưng dụng CSVC và vận động kinh phắ hỗ trợ cho từng giai đoạn cũng cần phải xác định rõ thời điểm cần trưng dụng hay huy động và trưng dụng, huy động từ đơn vị cụ thể.

Kế hoạch TĐG ban đầu được xây dựng trên ý kiến chủ quan của một hoặc vài người được phân công xây dựng kế hoạch. Trước khi ban hành chắnh thức cần phải tổ chức thảo luận, góp ý một cách nghiêm túc của Hội đồng TĐG, đặc biệt cần tập trung vào những nội dung như: phân công nhiệm vụ có phù hợp chưa; các nguồn lực và thời điểm huy động có bị trùng lặp hay không; dự kiến các minh chứng của các chỉ số trong từng tiêu chắ đã đủ chưa, có phù hợp không; thời gian biểu cho từng hoạt động đã đảm bảo chưa, có trùng với các hoạt động chuyên môn lớn của nhà trường hay không?Ầ Tất cả các nội dung trong kế hoạch đã xây dựng cần phải có sự thống nhất và đồng thuận của toàn thể Hội đồng TĐG thì khi triển khai mới đảm bảo tắnh thông suốt của kế hoạch. Thông báo cụ thể kế hoạch trong toàn trường để CBQL, GV, nhân viên, HS và phụ huynh học sinh được biết để thực hiện và phối hợp thực hiện thông qua nhiều kênh thông tin như họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt dưới cờ, họp phụ huynh học sinh trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Công tác TĐG của nhà trường diễn ra trong một thời gian dài, do đó kế hoạch cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w