THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 64 - 68)

- Các phong trào mũi nhọ n:

5 Viết báo cáo tự đánh giá 6 Công bố báo cáo tự đánh giá

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểmđịnh chất lượng giáo dục ở các trường THCS định chất lượng giáo dục ở các trường THCS

Bảng 2.10. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nội dung đánh giá

Xác định chắnh xác mục đắch và phạm vi TĐG Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động

Xác định công cụ đánh giá

Dự kiến xử lý và phân tắch các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chắ

Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động. Tắnh hợp lý và khả thi của kế hoạch

Kế hoạch được thực hiện thành công hiệu quả, khoa học, hợp lý và có tắnh khả thi khi tất cả các yếu tố cơ bản của kế hoạch được xác định ở mức tốt. Kết quả khảo sát cho thấy các trường đã chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch, phần lớn các trường đã xây dựng kế hoạch TĐG khá công phu, chi tiết,

quả thu được ở bảng 2.10 cho rằng kế hoạch TĐG của nhà trường đã xác định chắnh xác mục đắch và phạm vi TĐG và việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ở mức Khá . Việc xác định chắnh xác mục đắch của công tác TĐG là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ quá trình triển khai hoạt động TĐG của nhà trường. Nếu trong kế hoạch TĐG không xác định rõ mục đắch thì sẽ không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa việc TĐG định kỳ hàng năm của nhà trường và công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Qua trao đổi với Chủ tịch Hội đồng TĐG trong KĐCL giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, chúng tôi thấy được mặt hạn chế lớn của các trường là chưa xác định được các lĩnh vực cụ thể để xác lập phạm vi TĐG trong kế hoạch. Khảo sát tại một số trường đang thực hiện công tác TĐG đã cho chúng tôi thấy được một khó khăn rất lớn đối với các trường THCS ở các xã vùng sâu khi xây dựng kế hoạch TĐG đó là việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên trong Hội đồng TĐG chưa được các thành viên đánh giá cao. Chắnh việc phân công chưa triệt để rõ ràng trong kế hoạch đã khiến kế hoạch thiếu hợp lý và khả thi. Trong thực tế, các thành viên Hội đồng TĐG chủ yếu là cán bộ quản lý, các tổ trưởng và GV nên việc phân công nhiệm vụ dễ bị chồng chéo giữa hoạt động TĐG và công tác chuyên môn; điều này dẫn đến có tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm. Dẫn đến tình trạng phân công trên kế hoạch là người này nhưng khi thực hiện lại là người khác và kết quả là bị chồng chéo giữa các hoạt động, chậm trễ trong khi triển khai thực hiện.

Trong kế hoạch TĐG, dự kiến được nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực) và việc xác định công cụ đánh giá, như vậy việc huy động đúng thời điểm sẽ đảm bảo được sự chủ động khi triển khai thực hiện, không bị chồng chéo giữa công tác TĐG với các công tác khác. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy nội dung này chỉ ở mức Trung bình. Chứng tỏ rằng khi xây dựng

kế hoạch các trường vẫn chưa quan tâm nhiều đến nguồn lực và huy động không đúng thời điểm. Hoặc cách phân công sắp xếp nguồn nhân lực thực hiện chưa thật hợp lý còn việc xác định công cụ đánh giá trong các kế hoạch TĐG ở các trường chưa thể đưa ra một kết quả đánh giá chắnh xác, dẫn đến việc đưa ra các kế hoạch cải tiến, thực hiện cải tiến trong các giai đoạn kế tiếp chưa thực sự hiệu quả. Để công tác TĐG ở các trường đạt hiệu quả cao hơn thì đây cũng chắnh là một trong những vấn đề cần được nhà quản lý lưu ý khi xây dựng kế hoạch.

Khó khăn khi triển khai TĐG thường gặp nhất chắnh là việc dự kiến xử lý và phân tắch các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chắ. Bởi lẽ có những tiêu chắ có rất nhiều minh chứng đòi hỏi phải chọn lọc, nhưng trái lại có những tiêu chắ rất khó tìm minh chứng hoặc thông tin, minh chứng bị thất lạc,...buộc đội ngũ phụ trách công tác TĐG phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và xử lý hồ sơ. Điều này cũng được phản ánh trong kết quả khảo sát cho rằng: dự kiến thông tin minh chứng cần thu thập trong kế hoạch TĐG của trường chỉ đạt ở mức trung bình và yếu. Để thuận lợi cho việc thu thập thông tin, minh chứng thì người quản lý cần phải lưu ý đến vấn đề này trong khi xây dựng kế hoạch TĐG.

Công tác TĐG được thực hiện trong thời gian dài, với lượng công việc tương đối nhiều, đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch phải có thời gian biểu cho từng hoạt động để đảm bảo đúng tiến độ. Có thể nói ở các trường công tác này tương đối được đảm bảo, chỉ có một số trường ở vùng khó khăn, việc xây dựng thời gian biểu còn sơ sài mang tắnh hình thức chứ hầu như không thực hiện. Đây cũng chắnh là một hạn chế dẫn đến công tác TĐG không mang lại hiệu quả.

Từ việc nhận định các yếu tố cấu thành một bản kế hoạch TĐG, chúng ta có thể nhận thấy được tắnh hợp lý và khả thi của kế hoạch đó. Trong

phạm vi khảo sát, có một số thành viên được hỏi đánh giá tắnh khả thi của kế hoạch do trường mình đề ra ở mức độ Khá. Bên cạnh đó, theo kết quả đánh giá mức độ Trung bình. Điều này cho thấy còn có những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động TĐG. Thực hiện TĐG hiệu quả tức là sử dụng tốt các nguồn lực nhằm đi đến cải tiến chất lượng giáo dục. Các kế hoạch nếu không có tắnh chất hợp lý và khả thi ngay từ ban đầu, quá trình TĐG chỉ mang tắnh hình thức, mất nhiều đầu tư vào nguồn lực mà chất lượng giáo dục vẫn không được cải tiến. Vì vậy nhà quản lý cần phải quan tâm, đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch TĐG để đảm bảo được tắnh hợp lý và khả thi nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w