Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 100 - 110)

- Các phong trào mũi nhọ n:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC

3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

kiểm định chất lượng giáo dục

3.2.3.1. Mục đắch, ý nghĩa của biện pháp

Cơ cấu tổ chức thực hiện hoạt động TĐG được hoàn thiện sẽ đảm bảo được nề nếp, nhịp nhàng trong phối hợp giữa các bộ phận, đảm bảo tắnh kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân, của các nhóm chuyên trách đảm bảo các nhóm hoạt động không bị chồng chéo lên nhau, thể hiện được mối liên hệ, kết hợp giữa các nhóm trong khi thực hiện công việc. Qua đó sẽ làm nâng cao hiệu lực của các quyết định quản lý.

nhân lực, tài lực và xây dựng cơ chế hoạt động ; đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân; quy định cơ chế phối hợp; huy động, sắp xếp và phân bổ các nguồn lực vật chất và các điều kiện khác nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã có. Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo các yêu cầu: Tắnh tối ưu, tắnh linh hoạt, độ tin cậy và tắnh kinh tế. Phải tắnh đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện như điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Như vậy, tổ chức thực hiện tốt sẽ mang lại tắnh hiệu quả, tắnh tiết kiệm, và độ tin cậy cho công tác TĐG trong KĐCL giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng, bố trắ nhân sự, rà soát lại đội ngũ đã được phân công, sắp xếp các nhóm chuyên trách theo từng lĩnh vực cần đánh giá; xác định chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân; xây dựng cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các bộ phận. Tập trung xây dựng năng lực đánh giá và bồi dưỡng kiến thức KĐCL giáo dục cho đội ngũ làm công tác TĐG chất lượng.

Triển khai thực hiện công tác TĐG là tiến hành công tác TĐG theo các bước, các quy trình vào các giai đoạn đã được dự kiến trong kế hoạch. Công khai kế hoạch và quy trình TĐG trong toàn trường để tất cả các thành viên trong nhà trường biết được mình sẽ tham gia hay liên quan đến những nội dung này trong tiến trình TĐG. Quá trình này đòi hỏi sự linh hoạt và nhạy bén của Chủ tịch Hội đồng TĐG trong việc sắp xếp, tiếp nhận và điều phối các nguồn lực một cách hợp lý để đảm bảo cho công tác TĐG được thực hiện đúng và đảm bảo tiến độ.

3.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp

- Hiệu trưởng khi bố trắ nhân sự cần chú trọng việc xem xét kỹ năng sử dụng máy tắnh, kỹ năng viết văn bản, khả năng tiếng Anh để đảm bảo thực hiện tốt vai trò thư ký tổng hợp báo cáo TĐG, việc bố trắ nhân sự làm thư ký

công tác TĐG một cách hợp lý dựa trên kiến thức, hiểu biết về KĐCL giáo dục nói chung và TĐG trong KĐCL giáo dục nói riêng. Đồng thời tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, GV tham gia công tác TĐG nghiên cứu, học tập về kiến thức, kỹ năng TĐG trong KĐCL giáo dục.

- Phó hiệu trưởng được hiệu trưởng giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KĐCL giáo dục cho CBQL, GV tham gia các nhóm chuyên trách trong công tác TĐG. Vì KĐCL giáo dục nói chung và TĐG trong KĐCL giáo dục nói riêng là dù đã có từ lâu nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì thế Hiệu trưởng cần cân nhắc, xem xét trong đội ngũ CBQL, GV hiện tại của nhà trường, chọn những cá nhân am hiểu và có thể tiếp thu tốt các kiến thức liên quan đến KĐCL giáo dục để phân công đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể trong các nhóm chuyên trách. Việc phân công các thành viên và nhóm chuyên trách là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả trong công tác TĐG. Vì vậy, nhiệm vụ phải được phân công đúng khả năng và điều kiện công tác của các thành viên trong nhóm, gắn với kế hoạch thực hiện các bước trong quy trình TĐG. Bên cạnh đó, lựa chọn những CBQL, GV am hiểu về công tác TĐG trong KĐCL giáo dục phân công làm nhóm trưởng để điều hoạt động của nhóm.

- Các nhóm chuyên trách không thể độc lập làm việc mà cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức phổ biến quy trình TĐG, xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa các nhóm để tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện TĐG; sử dụng hệ thống minh chứng dùng chung cho toàn Hội đồng sư phạm, yêu cầu các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phối hợp thực hiện và xem đó là nghĩa vụ bắt buộc trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng rà soát lại phân công, chú ý đến đặc thù công tác chuyên môn của từng thành viên để bố trắ lại công tác hợp

lý. Xây dựng quy chế hoạt động TĐG cụ thể, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người thực hiện đánh giá và các bộ phận được đánh giá. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác cho các thành viên tham gia công tác TĐG. Cần xem xét kỹ các nguồn lực cần huy động trong kế hoạch để có phương án tiếp nhận và điều phối phù hợp, đảm bảo tắnh hiệu quả khi sử dụng; tránh việc điều phối chồng chéo hoặc bỏ phắ các nguồn lực đã huy động.

- Chủ tịch hội đồng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong hội đồng TĐG và các nhóm chuyên trách trong phân công công việc để họ có thời gian thực hiện công tác TĐG, vắ dụ phân thời khóa biểu tập trung hơn để các thành viên có thời gian thực hiện nhiệm vụ TĐG được phân công.

- Hiệu trưởng thông báo kế hoạch và quy trình TĐG trong toàn trường để mỗi thành viên trong nhà trường biết rõ nội dung sẽ tham gia hay những nội dung liên quan trong quá trình thực hiện TĐG, từ đó tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện tham gia hoặc hỗ trợ hành động theo kế hoạch.

- Nhà trường xây dựng cơ chế chế tài để tất cả các thành viên của nhà trường đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TĐG, KĐCL giáo dục. Có hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau các đợt tập huấn thông qua các hình thức như: viết thu hoạch, trao đổi thảo luận, thực hành các nội dung tập huấn như: viết phiếu đánh giá tiêu chắ, sắp xếp mã hóa minh chứngẦvà rút kinh nghiệm sau các lớp tập huấn.

- Phòng GD&ĐT cần tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn trao đổi về công tác TĐG, KĐCL giáo dục nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV tham gia công tác TĐG trong KĐCL giáo dục khắc phục những yếu kém tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác TĐG. Chú trọng bồi dưỡng về kiến thức, kỹ thuật, phương pháp tiến hành TĐG.

- Chủ tịch hội đồng tổ chức họp để hướng dẫn cách chọn lọc, phân tắch, xử lý, mã hóa, sắp xếp thông tin minh chứng cho CBQL, GV, nhân viên. Đảm bảo việc sử dụng các thông tin, minh chứng trong mỗi phân tắch, mô tả trong phần mô tả hiện trạng của báo cáo TĐG đều có minh chứng đi kèm. Minh chứng được lựa chọn một, hoặc một vài minh chứng phù hợp với từng yêu cầu của chỉ báo và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tắch, mô tả, nhận định. Một số thông tin phải qua xử lý mới có thể sử dụng được.

3.2.4. Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ, thu thập minh chứng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục 3.2.4.1. Mục đắch, ý nghĩa đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục 3.2.4.1. Mục đắch, ý nghĩa của biện pháp

Công tác hướng dẫn, hỗ trợ, thu thập minh chứng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục giúp cho nhà quản lý thực hiện kế hoạch TĐG đem lại hiệu quả cao. Với tư cách là một chức năng của quy trình quản lý, chức năng chỉ đạo, hướng dẫn có vai trò quan trọng trong tiến trình quản lý. Đó là những tác động bằng nghệ thuật và khoa học của người quản lý đến đối tượng quản lý để hiện thực hoá kế hoạch TĐG đã xây dựng. Bên cạnh hướng dẫn, hỗ trợ, thu thập minh cứng để thực hiện kế hoạch, còn duy trì kỷ luật, kỷ cương và hỗ trợ, động viên, khắch lệ tinh thần các cá nhân tham gia công tác TĐG.

Trong công tác TĐG nếu đảm bảo xây dựng kế hoạch và hoàn thiện cơ cấu tổ chức mà xem nhẹ công tác hướng dẫn, chỉ đạo thì khó đạt được mục tiêu của công tác TĐG. Thông qua chức năng chỉ đạo chủ thể QL sẽ nắm được toàn bộ tiến trình của công tác TĐG, từ đó đưa ra các quyết định quản lý, các giải pháp điều chỉnh phù hợp đảm bảo công tác TĐG luôn diễn ra theo đúng kế hoạch. Đồng thời thông qua việc động viên, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên và kịp thời Hiệu trưởng nhà trường sẽ kắch thắch được năng lực làm việc của mỗi cá nhân, tạo cho họ một tâm thế chủ động trong công việc vì lãnh đạo nhà trường luôn theo dõi tiến trình của công tác TĐG mà họ đang làm.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Hướng dẫn, hỗ trợ, chỉ đạo thu thập minh chứng hoạt động TĐG về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, chức năng chỉ đạo của chủ thể QL trong công tác TĐG được thể hiện bằng các quyết định quản lý đến toàn bộ quá trình TĐG, huy động các lực lượng tham gia, điều hành công tác TĐG theo trật tự, kỷ cương đảm bảo công tác TĐG diễn ra theo đúng kế hoạch đã xây dựng.

Nội dung công tác hướng dẫn chỉ đạo của chủ thể QL đối với công tác TĐG nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá tŕnh thực hiện công tác TĐG bao gồm: theo dõi, giám sát, điều hành, ban hành các quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, phục hồi, liên kết, tập hợpẦ

Nội dung công tác hỗ trợ của chủ thể QL đối với công tác TĐG nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ trong quá trình thực hiện công tác TĐG bao gồm: hướng dẫn, động viên, khắch lệ, đôn đốc, nhắc nhởẦ

Qua chức năng chỉ đạo sẽ thúc đẩy công tác tham mưu của đội ngũ chuyên trách đối với người quản lý để thực hiện tốt hơn kế hoạch TĐG.

3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp

Để hoạt động TĐG đạt hiệu quả, Hiệu trưởng phải luôn theo dõi và giám sát công tác này để chỉ huy, ra quyết định một cách kịp thời, khoa học, đảm bảo tắnh hợp lý, khả thi nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã lập ra. Đặc trưng của chức năng chỉ đạo là các quyết định, chỉ thị điều hành. Để đảm bảo tắnh kỷ cương và thống nhất trong cả quá trình TĐG, các quyết định, chỉ thị điều hành phải nhất quán, chắnh xác, tuyệt đối không mâu thuẫn với nhau; phải có tác động tắch cực đến thái độ, hành vi của đội ngũ thực hiện hoạt động TĐG. Những quyết định không nhất quán hoặc mâu thuẫn với nhau có thể gây ra thái độ chưa tin tưởng về năng lực lãnh đạo của người QL, từ đó có thể tạo ra

sự phản kháng, bất tuân thủ của đội ngũ thừa hành, làm xáo trộn quá trình tiến hành hoạt động TĐG. Quyết định quản lý của chủ thể QL trong công tác TĐG cần đảm bảo các chức năng:

+ Chức năng định hướng: Quyết định quản lý trước hết phải xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được sau khi ban hành quyết định. Đồng thời phải đảm bảo có tác dụng định hướng cho cán bộ, GV trong quá trình thực hiện. + Chức năng đảm bảo các nguồn lực: Khi ra quyết định, người Hiệu trưởng cần xác định rõ nguồn lực vật chất để thực hiện quyết định.

+ Chức năng phối hợp: Xác định vị trắ của các cá nhân và các bộ phận khác nhau phối hợp hoạt động của các cá nhân và bộ phận đó trong quá trình thực hiện quyết định.

+ Chức năng cưỡng bức, động viên: Quyết định quản lý được ban hành cần một mệnh lệnh hành chắnh, mang tắnh chất bắt buộc mà cấp dưới phải thực hiện nghiêm chỉnh, cán bộ, GV thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, ngược lại sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác TĐG của Hiệu trưởng phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và nhất quán làm cho các cá nhân, bộ phận trong nhà trường nhận thức đầy đủ mục đắch, yêu cầu, cách thức thực hiện quy trình TĐG. Định hướng công việc rõ ràng không chồng chéo, tạo điều kiện các thành viên trong nhà trường dễ dàng phát huy năng lực của bản thân. Việc hướng dẫn chỉ đạo kiên quyết không nóng vội đảm bảo đúng yêu cầu, có chất lượng, tổ chức kiểm điểm để rút kinh nghiệm.

Việc thông báo, truyền đạt và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ, GV thực hiện các quyết định quản lý của Hiệu trưởng phải chắnh xác, hiệu lực nhưng đảm bảo vẫn phát huy dân chủ, làm cho mọi người thông suốt về tư tưởng, tạo được sự đồng thuận trong tập thể.Công tác này Hiệu trưởng phải phối hợp được các cá nhân, bộ phận; tạo sự liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong

nhà trường; tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu KĐCL giáo dục.

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận tham gia công tác TĐG một cách rõ ràng, cụ thể. Sau mỗi giai đoạn cần tổ chức các cuộc họp đánh giá về việc thực hiện công việc để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động.

Hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo thống nhất nhằm tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, các bộ phận trong việc thực hiện công tác TĐG. Nghiêm khắc phê bình, xử lý cá nhân, bộ phận không tham gia phối hợp hoạt động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, việc phối hợp hoạt động phải dựa trên nguyên tắc chia đồng thuận, trách nhiệm và bình đẳng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn phải điều chỉnh cho hợp lý, Hiệu trưởng phải tỉnh táo, bản lĩnh trong việc điều chỉnh các kế hoạch. Khi điều chỉnh, phải đảm bảo tắnh nhất quán, tuân thủ mục tiêu, tránh hiện tượng sai đoạn nào sữa đoạn đó. Ngoài ra, người Hiệu trưởng cần tránh tư tưởng bảo thủ, cố chấp.

Muốn chỉ đạo tốt công tác TĐG, Hiệu trưởng cần thu thập thông tin phản hồi chắnh xác, biết phân tắch, xử lý các nguồn thông tin một cách khách quan và đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Do đó cần phải khuyến khắch đội ngũ tăng cường tham mưu để Hiệu trưởng có được những giải pháp tốt nhất khi thực hiện kế hoạch.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục 3.2.5.1. Mục đắch, ý nghĩa đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục 3.2.5.1. Mục đắch, ý nghĩa của biện pháp

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ rõ: ỘKiểm tra, thanh tra là công việc chắnh của người quản lý vì nếu không kiểm tra, thanh tra có nghĩa là không quản lý, không làm đúng chức trách của mìnhỢ khi nói về ý nghĩa và

vai trò của chức năng kiểm tra, đánh giá. Như vậy, chức năng kiểm tra giúp chủ thể QL biết được các thành viên thực hiện các nhiệm vụ như thế nào, các quyết định có phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy cá nhân, tập thể đạt được mục tiêu nhiệm vụ. Kiểm tra, giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong QL bất cứ lĩnh vực hoặc hoạt động nào,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w