ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 82 - 86)

- Các phong trào mũi nhọ n:

5 Viết báo cáo tự đánh giá 6 Công bố báo cáo tự đánh giá

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Điểm mạnh

tập huấn cho Hiệu trưởng các trường về công tác KĐCL giáo dục. Các văn bản hướng dẫn về hoạt động TĐG nói riêng và công tác KĐCL nói chung được cấp ban hành khá đầy đủ, chi tiết và kịp thời. Hàng năm, các cấp quản lý giáo dục cũng coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học nhằm từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục để tiến tới thực hiện thành công Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đa số cán bộ quản lý các trường đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và đã xem hoạt động TĐG là công cụ để quản lý công việc của nhà trường. Đây có thể xem là điều kiện quan trọng cho việc triển khai đồng bộ và nhất quán quan điểm chỉ đạo trong toàn trường về công tác đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, khoa học công nghệ cũng góp phần nào giúp các nhà quản lý thuận lợi hơn trong công tác quản lý nói chung và công tác KĐCL nói riêng

Hội đồng TĐG các trường đã từng bước kiện toàn và đi vào hoạt động, mặc dù chất lượng chưa đồng đều. Hầu hết các thành viên hội đồng TĐG đã nhận thức được mục đắch, ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục.

Trong tương lai không xa, hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục sẽ trở thành công việc thường xuyên, định kỳ của các cấp QLGD và kết quả của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục sẽ là căn cứ để đánh giá, xếp loại trường trong mỗi năm học.

2.5.2. Hạn chế

Một số CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác TĐG, thậm chắ có GV còn rất mơ hồ về công việc này. Tư tưởng vì thành tắch vẫn còn khá nặng nề trong mỗi cán bộ, GV nên một số đã không hiểu đúng ý nghĩa đắch thực của công tác TĐG dẫn đến việc có cá nhân, đơn vị đã mô tả sai hiện trạng, thiết lập các thông tin, minh chứng giả để nhằm đạt được tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở các cấp độ như mong muốn.

Một bộ phận cán bộ, GV ở các trường tuy đã được tập huấn, nhưng chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật TĐG. Vì vậy khi triển khai hoạt động này không ắt cán bộ GV còn lúng túng, bộc lộ nhiều hạn chế: chưa xác định rõ nội hàm của các chỉ số, tiêu chắ; lúng túng trong việc thu thập, xử lý thông tin, minh chứng; chưa xác định được mức độ phù hợp của minh chứng với các tiêu chắ, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; viết báo cáo TĐG nhiều chỗ còn trùng lặp, mâu thuẫn. Một số kế hoạch TĐG chưa được đầu tư đúng mức, nội dung qua loa, sơ sài, chưa khoa học, không có sự điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện, chưa phải là một kế hoạch tổng thể giúp hiệu trưởng khái quát toàn bộ công việc trong quy trình TĐG nhằm triển khai phân công và thúc đẩy tiến độ TĐG một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả, chưa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu giúp cho hiệu trưởng trong quản lý hoạt động TĐG. Việc xây dựng kế hoạch TĐG của một số hiệu trưởng tắnh khả thi không cao, cách phân công sắp xếp nguồn nhân lực thực hiện chưa thật hợp lý.

Công tác văn thư, lưu trữ tại các trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu ở một số trường chưa khoa học, gây khó khăn cho việc thu thập thông tin, minh chứng, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội ngoài nhà trường do chưa nắm được vấn đề nên chưa quan tâm đến hoạt động TĐG của nhà trường. Mặt khác, chế độ khuyến khắch, đãi ngộ cho hoạt động KĐCL giáo dục còn hạn chế nên chưa kắch thắch, cổ vũ, động viên CBQL và GV tắch cực tham gia công việc này.

Đại đa số các trường chưa có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cũng như KĐCL giáo dục trong giai đoạn tới. Công tác xã hội hóa nói chung và việc huy động các nguồn lực chuẩn bị cho hoạt động TĐG trong KĐCL nói riêng gặp nhiều khó khăn.

2.5.3. Thời cơ

Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. KĐCL giáo dục nói chung và TĐG trong KĐCL giáo dục được xem là một trong những biện pháp giúp các trường THCS nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống văn bản khá đầy đủ và rõ ràng về KĐCL giáo dục nói chung và công tác TĐG trong KĐCL giáo dục nói riêng, trong đó có nhiều văn bản hướng dẫn khá cụ thể về quy trình, thủ tục, cách thức thu thập thông tin minh chứng... Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định quan tâm chỉ đạo công tác KĐCL giáo dục và tổ chức tập huấn công tác TĐG trong KĐCL giáo dục cho các trường THCS trong tỉnh, phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân tắch cực chỉ đạo và hỗ trợ các trường trong công tác KĐCL giáo dục. Dù bộ máy nhân sự trực tiếp tham gia công tác KĐCL giáo dục của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT rất ắt nhưng đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác KĐCL giáo dục cho Hiệu trưởng các trường THCS, bước đầu xây dựng nhận thức về KĐCL giáo dục và kỹ năng đánh giá cho đội ngũ Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w