Dạy học theo hướng tích cực hóa người học

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Từ những năm đầu của thế kỉ XX, dạy học theo định hướng tích cực hóa người học đã bắt đầu được quan tâm và ngày nay, nó đã trở thành một trong những xu hướng giáo dục trên thế giới. Nhằm phát triển năng lực cho người học, dạy học với định hướng tích cực hóa người học phải tập trung phát triển năng lực người học thông qua mô tả chi tiết năng lực đầu ra - “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học.

Một chương trình dạy học theo định hướng tích cực hóa người học, không nên quy định nội dung dạy học chi tiết mà phải quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo. Từ đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Vậy, mục tiêu học tập trong chương trình dạy học theo hướng tích cực hóa người học thường được mô tả thông qua việc đánh giá một cách hệ thống các năng lực, trong đó nhấn mạnh năng lực vận dụng vào thực tiễn của người học. Từ đó, hoạt động dạy học trong nhà trường có mối

24

quan hệ biện chứng với thực tiễn xã hội, người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu công việc mà xã hội mong đợi.

Dạy học theo hướng tích cực hóa người học thực chất là “biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, làm sao cho quá trình dạy học thành quá trình tự học; kết hợp hữu cơ giữa quá trình cá nhân hóa với quá trình xã hội hóa việc học”

nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy, giải quyết vấn đề trong thực tiễn và năng lực tự học sáng tạo trong tương lai [42, tr. 47].

Tính tích cực hóa người học trong quá trình dạy học được biểu hiện thông qua: Hoạt động nhận thức của người học; Nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo; Phát huy tính tích cực nhận thức; Tích cực hóa hoạt động học tập; Phát huy trí lực của người học; Hoạt động hóa người học và quá trình học tập; Phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học. Tích cực hoạt động trong nhận thức của người học “Là trạng thái hoạt động của sinh viên, đặc trưng bởi khát vọng học, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” [28, tr. 194].

Từ những nội dung trên, theo tác giả dạy học theo hướng tích cực hóa người học là người dạy đặt hoạt động học vào vị trí trung tâm, sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật và phương tiện tích cực để phát huy vai trò chủ động của người học.

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)