Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 133 - 169)

Nội dung tác giả lựa chọn dạy thực nghiệm là phần 2.2.1.2. Sứ mệnh lịch sử của GCCN thuộc Bài 1. Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ở các lớp thực nghiệm, giảng viên dạy học với giáo án tác giả đã chuẩn bị, có sử dụng những biện pháp như đã đề xuất. Ở các lớp đối chứng, giảng viên tiến hành dạy học theo giáo án của họ.

Sau khi dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm. Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả dạy học được tập trung vào các tiêu chí: khả năng nhận thức của sinh viên đối với kiến thức môn học; về phát triển ý thức, thái độ, tinh thần của sinh viên với việc học tập; về sự phát triển các năng lực học tập của sinh viên thông qua việc hình thành và phát triển các kỹ năng như kỹ năng làm việc với tài liệu học tập, kỹ

124

năng tư duy, phân tích và trình bày vấn đề, kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch học tập; kỹ năng vận dụng và liên hệ thực tiễn. Kết quả kiểm tra, đánh giá thực nghiệm tác động như sau:

3.5.6.1. Về ý thức, thái độ của sinh viên

Bảng 3.2: Bảng số liệu về thái độ và ý thức của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Thái độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất hứng thú 38 78% 9 18% Hứng thú 9 18% 5 10% Bình thường 2 4% 22 45% Không hứng thú 0 0% 13 27% Tổng 49 100% 49 100%

Biểu đồ 3.1: So sánh thái độ của sinh viên đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thống kê cho thấy, sau khi tham gia buổi học môn GDCT theo giáo án tác giả đề xuất, có tới 38/49 (78%) sinh viên có thái độ rất hứng thú trong giờ học, ngoài ra các sinh viên này cho biết tiết học sôi nổi, dễ tiếp thu và có thể ghi nhớ những kiến thức trọng tâm của bài học. Kết quả này so với lớp đối chứng chỉ 9/49 (18%) sinh viên cảm thấy rất hứng thú với bài giảng. Với lớp thực nghiệm, có 9/49 (18%) sinh viên cảm thấy

38 9 2 0 9 5 22 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

125

hứng thú với bài giảng thì lớp đối chứng con số này chỉ là 5/49 (10%). Đặc biệt là trong khi chỉ có 2/49 (4%) sinh viên trong lớp thực nghiệm cảm thấy sinh viên cảm thấy tiết học bình thường với các hoạt động giảng viên tổ chức tại lớp (tiết học đảm bảo đầy đủ nội dung) thì ở lớp đối chứng, số sinh viên cảm thấy bình thường là 22/49 (45%). Đây cũng là sự thay đổi rõ rệt trong cảm nhận của sinh viên về bài giảng trong lớp thực nghiệm khi phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hoá người học được vận dụng. Hơn thế nữa, ở lớp thực nghiệm không có sinh viên nào cảm thấy không hứng thú với bài giảng trong khi đó có 13/49 sinh viên trước đó đã cho thấy sự không hứng thú đối với bài giảng ở lớp đối chứng.

Điều này cho thấy sinh viên ở lớp thực nghiệm có thái độ rất tích cực xây dựng bài, dần cảm thấy yêu thích môn học hơn, thích tham gia các hoạt động sư phạm do giảng viên chuẩn bị hơn so với hình thức giảng viên đọc sinh viên chép như trước đó. Mô hình giảng dạy theo hướng tích cực hoá người học rõ ràng đã thay đổi được thái độ và ý thức học tập của sinh viên cho môn GDCT giảng dạy tại VĐTNN HUTECH.

3.5.6.2. Kết quả hình thành, phát triển các kỹ năng học tập của sinh viên

Về kỹ năng làm việc nhóm

Bảng 3.3: Bảng số liệu về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kỹ năng làm việc nhóm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Tham gia tích cực, chủ động phát

biểu và đề xuất những ý kiến hay 28 57% 15 30% Tham gia tích cực và có đóng góp ý

kiến khi thảo luận nhóm 18 37% 10 21%

Tham gia đầy đủ và có đưa ra ý kiến

đóng góp khi cần 3 6% 14 28%

Không tham gia đóng góp ý kiến,

chỉ chờ được phân công nhiệm vụ 0 0% 10 21%

126

Biểu đồ 3.2:So sánh kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Đối với lớp thực nghiệm, sinh viên tham gia phát biểu xây dựng bài khá tích cực và có những ý kiến đề xuất hay, mới lạ, đạt 57% trên tổng số 49 sinh viên trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng chỉ là 30%. Bên cạnh đó, 18 sinh viên (37%) ở lớp thực nghiệm có tham gia tích cực hoạt động nhóm và có đóng góp ý kiến và đưa ra ý kiến khi cần là 3 sinh viên (chiếm 6%), chỉ có 0 sinh viên không tham gia vào hoạt động này. Trong khi đó, bên lớp đối chứng tỉ lệ sinh viên có tham gia và có đóng góp ý kiến là 21%, đóng góp khi cần là 28% và có tới 21% sinh viên không tham gia thảo luận nhóm.

Qua kết quả bảng thống kê và cùng với sự quan sát, đề tài nhận thấy, sinh viên ở lớp đối chứng không tích cực trong quá trình tham gia thảo luận nhóm, các sinh viên khác chỉ chờ bạn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ. Trong khi đó ở lớp thực nghiệm, hầu hết các sinh viên trong lớp học, ngay cả các sinh viên trước đây rất thụ động, không tích cực tham gia hoạt động nhóm, thì nay rất hăng say nêu câu hỏi, đóng góp ý kiến để hoàn thành tham gia báo cáo của nhóm. Điều này chứng tỏ, việc ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn GDCT đã giúp sinh viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, tự tin đóng góp ý kiến. Điều này

28 18 3 0 15 10 14 10 0 5 10 15 20 25 30 Tham gia tích cực, chủ động phát biểu và đề xuất những ý kiến hay Tham gia tích cực và có đóng góp ý

kiến khi thảo luận nhóm Tham gia đầy đủ và có đưa ra ý kiến

đóng góp khi cần

Không tham gia đóng góp ý kiến, chỉ chờ được phân công nhiệm vụ

127

chứng tỏ, khi triển khai phương pháp này sinh viên đã tự tạo cho mình một tâm thế sẵn sàng, năng động, tự tin và phát huy kỹ năng học tích cực.

Về kỹ năng tìm và khai thác tài liệu học tập

Bảng 3.4: Bảng số liệu về kỹ năng tìm và khai thác tài liệu của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kỹ năng tìm và đọc tài liệu Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Xác định được nội dung chính của bài học; tìm và khai thác được các tài liệu có liên quan

34 69% 22 45%

Xác định được nội dung bài học nhưng

không tìm và khai thác thêm tài liệu khác 12 25% 8 16% Có đọc bài trước khi đến lớp nhưng không

hiểu bài 3 6% 15 31%

Không đọc bài trước và cũng không tìm

hay khai thác nguồn tài liệu khác 0 0,0% 4 8%

Tổng 49 100% 49 100%

Biểu đồ 3.3:So sánh kỹ năng tìm và khai thác tài liệu của sinh viên đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

34 12 3 0 22 8 15 4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Xác định được nội dung chính của bài

học và tìm và khai thác được các tài liệu có liên quan

Xác định được nội dung bài học nhưng không tìm và khai thác thêm tài

liệu khác

Có đọc bài trước khi đến lớp nhưng không hiểu gì

Không đọc bài trước và cũng không tìm hay khai thác thêm nguồn tài liệu

nào khác

128

Kết quả thống kê bảng cho thấy, lớp thực nghiệm có kỹ năng tự lựa chọn tài liệu cao hơn lớp đối chứng. Chẳng hạn như, việc xác định định được nội dung chính của bài học, tìm và khai thác được các tài liệu có liên quan ở lớp thực nghiệm có 34/49 sinh viên (chiếm 69%), trong khi lớp đối chứng chỉ có 22/49 học sinh (chiếm 45%). Tỉ lệ sinh viên xác định được nội dung bài học nhưng không tìm và khai thác thêm tài liệu khác ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng (25% đối với lớp thực nghiệm và 16% ở lớp đối chứng). Bên cạnh đó, số lượng sinh viên có đọc bài trước khi đến lớp nhưng không hiểu gì thì lớp thực nghiệm chỉ có 3/49 (chiếm 6%), lớp đối chứng là 15/49 sinh viên (chiếm 31%). Ngoài ra, số lượng sinh viên không đọc bài trước và cũng không tìm và khai thác thêm nguồn tài liệu nào khác ở lớp thực nghiệm là 0,0% còn ở lớp đối chứng là 4 sinh viên (chiếm 8%).

Qua đó cho thấy, khi muốn phát triển được kỹ năng tìm và khai thác tài liệu, cần phải chú trọng đến việc sinh viên có biết cách lựa chọn tài liệu cho chủ đề đã đưa hay không, có tóm tắt được nội dung chính và tìm thêm tài liệu mới hay không? Có thể thấy việc áp dụng kỹ thuật “đọc tích cực” và sử dụng Webquest đã cho kết quả khả quan khi sinh viên ở lớp thực nghiệm bắt đầu tự chủ hơn khi tìm và đọc tài liệu trên internet, ghi nhớ lâu và không bị bỡ ngỡ với nội dung mới, dễ theo dõi và tiếp thu bài hơn, rút ngắn được thời lượng giảng lý thuyết và tăng cường các hoạt động thảo luận hơn.

Về kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Bảng 3.5: Bảng số liệu về kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Phát hiện và giải quyết triệt để vấn

đề thực tiễn 30 61% 15 31%

Phát hiện được nhưng giải quyết

chưa triệt để vấn đề thực tiễn 15 31% 8 16%

Phát hiện được nhưng chưa giải

129

Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Không phát hiện và không giải

quyết được vấn đề thực tiễn 0 0% 9 18%

Tổng 49 100% 49 100%

Biểu đồ 3.4:So sánh kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thống kê cho thấy, sinh viên lớp thực nghiệm có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tốt hơn lớp đối chứng rất rõ ràng. Xét theo mức độ giảm dần thì lớp thực nghiệm có tới 30/49 (chiếm 61%) sinh viên có khả năng phát hiện và giải quyết triệt để vấn đề thực tiễn, 15/49 sinh viên phát hiện được nhưng giải quyết chưa triệt để vấn đề thực tiễn (chiếm 31%), chỉ có 4/49 sinh viên (chiếm 8%) phát hiện được nhưng chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, ở lớp đối chứng tỉ lệ sinh viên có khả năng phát hiện và giải quyết triệt để vấn đề thực tiễn chỉ là 15/49 (chiếm 31%), 8/49 sinh viên phát hiện được nhưng giải quyết chưa triệt để vấn đề thực tiễn (chiếm 16%), 17/49 sinh viên (chiếm 35%) phát hiện được nhưng chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn và có tới 9/49 sinh viên không phát hiện và không giải quyết được vấn đề thực tiễn (chiếm 18%).

30 15 4 0 15 8 17 9 0 5 10 15 20 25 30 35 Phát hiện và giải quyết triệt để vấn

đề thực tiễn

Phát hiện được nhưng giải quyết chưa triệt để vấn đề thực tiễn Phát hiện được nhưng chưa giải

quyết được vấn đề thực tiễn Không phát hiện và không giải quyết

được vấn đề thực tiễn

130

Đối với kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, phát hiện và giải quyết triệt để vấn đề thực tiễn ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ, khi triển khai kỹ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối này sinh viên lớp thực nghiệm đã chuẩn bi kỹ càng hơn, tự tạo cho mình một tâm thế sẵn sàng phát hiện và giải quyết vấn đề.

3.5.6.3. Kết quả điểm số học tập

Bảng 3.6: Bảng số liệu về kết quả điểm số học tập của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm (xi) Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tần số (ni) Tổng điểm xi*ni Tần số (ni) Tổng điểm xi*ni 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 1 3 4 1 4 3 12 5 1 5 9 45 6 4 24 15 90 7 6 42 10 70 8 18 144 8 64 9 13 117 2 18 10 6 60 1 10 Tổng N=49 396 N=49 312 Điểm TB 8,08 6,37

131

𝑋 = ∑ 𝑥𝑖∗𝑛𝑖 𝑁

Trong đó: xi là điểm của bài kiểm tra (0≤xi≤10) ni là tần số các giá trị của xi

N là tổng số học sinh

Bảng 3.7: Kết quả điểm số học tập của sinh viên tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 9 – 10đ 7 – 8đ 5 – 6đ < 5đ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đối chứng 49 3 6% 18 37% 24 49% 4 8% Thực nghiệm 49 19 39% 24 49% 6 12% 0 0%

Biểu đồ 3.5:So sánh kết quả điểm số học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả các bảng phân bố tần suất điểm số của học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy, lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng,

3 18 24 4 19 24 6 0 0 5 10 15 20 25 30 Giỏi Khá TB Yếu Đối chứng Thực nghiệm

132

chứng tỏ sinh viên lớp thực nghiệm có tiến bộ hơn trong thái độ và ý thức học tập, đồng thời việc phối hợp làm nhóm cũng thu hút và đạt hiệu quả tốt hơn, xác định được các nội dung chính của bài học cũng như có tinh thần chủ động tìm tòi, phát biểu góp ý tốt hơn khi cùng tham gia thảo luận. Trong khi lớp đối chứng chưa có sự tiến bộ đó. Điều quan trọng, sinh viên ở lớp thực nghiệm còn có tinh thần tự giác cao hơn, thái độ nghiêm túc và có được hứng thú tham gia hoạt động nhóm và thuyết trình nhiều hơn lớp đối chứng. Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm, nhận thấy sinh viên lớp thực nghiệm có sự tiến bộ hơn hẳn khi chưa thực nghiệm. Cho thấy, việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên theo hướng tổ chức hoạt động theo nhóm đã thực hiện đã đạt được mục tiêu đặt ra và có kết quả khá tốt.

3.5.6.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Thông qua cách thức tổ chức lớp học theo giáo án của tác giả đề xuất, sinh viên đã xác định được việc phát huy tính tích cực hóa người học là nhân tố quan trọng và cơ bản để sinh viên tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trong các bài học.

Qua những hướng dẫn và yêu cầu của giảng viên trước, trong và sau giờ học, sinh viên đã chủ động, tích cực tìm kiếm tài liệu trên thư viện, trên internet. Bước đầu biết cách lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian học tập cá nhân và cả nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giảng viên yêu cầu. Lúc đầu thực nghiệm tác động, việc thực hiện nhiệm vụ học tập và hoàn thành các vấn đề tự học mà giảng viên đưa ra, cũng như kiểu tổ chức lớp học mới còn lạ lẫm với sinh viên nên hầu hết sinh viên đều rất bỡ ngỡ, chưa biết cách thực hiện. Do đó, giảng viên phải hướng dẫn rất tỉ mỉ cách làm. Tuy nhiên qua trao đổi trực tiếp sinh viên, các sinh viên đều cho rằng với cách dạy học này, sinh viên đều tỏ ra thích thú và rất hào hứng, phấn khởi vì không những các em được thể hiện khả năng của mình mà còn biết và tự đánh giá được năng lực của chính bản thân để mà

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 133 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)