Dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn GDCT

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Phương pháp dạy học ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay rất phong phú và đa dạng theo từng mỗi bài học. Tuy nhiên, yêu cầu của dạy học phát huy tính tích cực của người học luôn đặt ra trong mối quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Ở đó, mỗi giảng viên phải tổ chức, điều khiển quá trình học tập như thế nào để sinh viên chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức, làm chủ hoạt động học tập của bản thân. Nói cách khác, thông qua hoạt động tổ chức dạy học của giảng viên, sinh viên dần dần lựa chọn được phương pháp, phương tiện, con đường phù hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Bằng cách đó, tính tích cực hóa người học được hình thành và dần dần được bồi dưỡng phát triển.

25

Qua đây có thể hiểu rằng, dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Giáo dục chính trị là quá trình giảng viên thiết kế, sử dụng các biện pháp và tổ chức các hoạt động dạy học nhằm bồi dưỡng, phát triển và phát huy tối đa năng lực ở sinh viên trong quá trình học tập môn học và trong thực tiễn cuộc sống. Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), Dạy học tích cực hoá người học bao gồm việc vận dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật giảng dạy như (1) tổ chức hoạt động của học viên, (2) rèn luyện phương pháp tự học, (3) tăng cường việc học cá thể, phối hợp với dạy học hợp tác, (4) kết hợp đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của học viên, (5) đổi mới cách xác định mục tiêu bài học, (6) khai thác các yếu tố tích cực, khắc phục các mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống [47]. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu nước ngoài như của Asal và cộng sự (2018) với phương pháp tình huống và trò chơi [48]; Leston- Bandeira (2012) với nhiều phương pháp dạy học tích cực tích hợp [49]; Archer & Miller (2011) thông qua các phương pháp, kỹ thuật giả lập, tranh luận và tình huống [50]; và Schaap (2005) với phương pháp nhập/đóng vai [51].

Như vậy, dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị nghĩa là đặt hoạt động học vào vị trí trung tâm, phát huy vai trò chủ động của người học nhưng cũng không xem nhẹ hoạt động dạy và vai trò của người dạy. Ở đó, trong sự thống nhất biện chứng của mối quan hệ giữa dạy và học, hoạt động dạy bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn. Vai trò chủ đạo ấy được thể hiện ở nhiệm vụ của thầy là khơi dậy, phát huy được tính độc lập, sáng tạo, chủ động của trò. Do đó, dạy học ở bậc cao đẳng cần phải kết hợp chặt chẽ vai trò chủ đạo của giảng viên với tính chủ động, độc lập, sáng tạo của sinh viên. Có như vậy mới đảm bảo tính thống nhất biện chứng trong sự cộng hưởng giữa hoạt động dạy và hoạt động học để đạt được mục tiêu trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)