3.1.1.1. Mục tiêu môn Giáo dục Chính trị
Theo Thông tư 24/2018/TT/BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, môn Giáo dục chính trị có những mục tiêu sau:
- Về kiến thức
+ Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực từ năm 1986 đến nay.
- Về kỹ năng
+ Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này;
+ Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành người sinh viên tốt, người công dân tốt.
- Về thái độ
+ Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn;
+ Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
+ Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao động tốt, người kỹ thuật viên tốt.
87
3.1.1.2. Cấu trúc chương trình môn Giáo dục chính trị
Sinh viên là nguồn đội ngũ trí thức cho đất nước, họ không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp. Các môn lý luận chính trị nói chung và môn Giáo dục chính trị nói riêng nhằm mục đích trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.
Cấu trúc chương trình môn Giáo dục chính trị được quy định trong Thông tư 24/2018/TT/BLĐTBXH như sau:
Môn Giáo dục chính trị được đưa vào giảng dạy trong chương trình cao đẳng từ năm học 2008 - 2009 đến nay. Chương trình Giáo dục chính trị hiện nay, ngoài bài mở đầu giới thiệu vị trí, tính chất, mục tiêu và nội dung thì môn học được cấu trúc thành 9 bài với 3 phần cơ bản: Phần thứ nhất, khái quát về những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Phần thứ hai, sự hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sự và những đường lối lãnh đạo của Đảng về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh; Phần thứ ba, tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện tốt vai trò cá nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, qua đó tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.
Từ những kiến thức trên, sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào việc học tập, rèn luyện, xây dựng đạo đức, lối sống để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, môn học này đang được bố trí thời gian là 5 tín chỉ với 75 tiết, trong đó thời gian dạy lý thuyết là 41 tiết, thời gian thảo luận là 29 tiết và 5 tiết kiểm tra. Với cách dạy theo tín chỉ, đòi hỏi khả năng tư duy độc lập, chủ động rất cao của sinh viên. Bên cạnh đó, sự hướng dẫn của giảng viên sẽ giúp cho sinh viên từng bước có
88
khả năng định hướng và nắm bắt đối tượng học tập, nghiên cứu một cách chính xác trong hoạt động trí tuệ, có khả năng xử lý nhạy bén trước những thông tin, tình huống khác nhau cả về lý luận và thực tiễn; biết phê phán, phân tích, đánh giá các quan điểm, lý thuyết và phương pháp của người khác để tiếp thu cái hay, cái tốt khắc phục những điểm lạc hậu, từ đó hình thành được tính độc lập trong tư duy và biết huy động những tri thức lý luận và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra mà không phụ thuộc vào người khác.
Bảng 3.1: Nội dung tổng quát và phân bố thời gian môn Giáo dục Chính trị
STT Tên bài
Thời gian (tiết)
Tổng số thuyết Lý Thảo luận Kiểm tra
1 Bài mở đầu 2 2
2 Bài 1: Chủ nghĩa Mác - Lê nin 13 9 4
3 Bài 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 9 4
4 Kiểm tra 2 2
5 Bài 3: Những thành tựu của cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 5 3 2
6 Bài 4: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,
con người ở Việt Nam 5 3 2
7 Bài 5: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành
người công dân tốt, người lao động tốt 10 5 5 8
Bài 6 Tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
6 3 3
9 Kiểm tra 2 2
10 Bài 7: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7 3 4 11
Bài 8: Phát huy sức mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
6 3 3
12 Bài 9: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành
người công dân tốt người lao động tốt 3 1 2
89
STT Tên bài
Thời gian (tiết)
Tổng số thuyết Lý Thảo luận Kiểm tra
Tổng cộng 75 41 29 05