Dạy học môn Giáo dục Chính trị theo hướng tích cực hóa người học

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 63)

Tác giả luận văn xem xét dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Giáo dục chính trị trên những mặt cụ thể sau:

Thứ nhất, về mục tiêu dạy học

Dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học coi việc phát huy tối đa năng lực ở sinh viên là mục tiêu cơ bản phải đặt được. Vì vậy, bằng việc tổ chức các hoạt động dạy học, cung cấp cho sinh viên những nhận thức cơ bản nhất về nội dung và cơ sở khoa học của những vấn đề chính trị - xã hội để thực hiện phát triển năng lực nhận thức và năng lực thực hành cho sinh viên, cụ thể:

Về phát triển năng lực nhận thức, phát triển ở sinh viên phương pháp luận sáng tạo trong nhận thức sự vật hiện tượng, đặc biệt là các vấn đề chính trị - xã hội.

Về phát triển năng lực thực hành, giúp sinh viên biết vận dụng những lý luận của môn học vào thực tiễn cuộc sống, biết phân tích, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội và cao hơn là phải biết thực hành những vấn đề chính trị - xã hội, tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị - xã hội.

Về giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước chân chính, tình hữu nghị hợp tác các dân tộc, nhân sinh quan Cộng sản Chủ nghĩa cho sinh viên. Giáo dục niềm tin khoa học cho sinh viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Từ đó, sinh viên có định hướng chính trị đúng đắn và hành động cách mạng tích cực.

Thứ hai, về nội dung dạy học

Căn cứ từ nội dung tri thức của môn giáo dục chính trị trong chương trình bao gồm hệ thống tri thức tổng hợp về sự hình thành và những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

49

Việt nam; con đường và phương pháp để thực hiện các nội dung đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; những kiến thức cơ bản để giáo dục sinh viên trở thành người công dân tốt, người lao động tốt cho xã hội.

Thứ ba, về phương pháp dạy học

Giảng viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ; sinh viên tự lực và tích cực chiếm lĩnh tri thức. Chú trọng hình thành và phát triển tích cực hóa của sinh viên. Chú ý đến những cách lý giải hợp lý của sinh viên, tránh sự gò ép, giáo điều. Do đó, trong dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học, giảng viên phải lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học phù hợp để huy động tối đa sự tham gia của sinh viên vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập. Cụ thể như hướng dẫn, khuyến khích cho sinh viên liên hệ những tri thức của bài học với những vấn đề chính trị - xã hội của đời sống thực tiễn trong và ngoài nước, một mặt khẳng định được tính đúng đắn, khoa học của các nguyên lý, lý luận của môn học, khẳng định tính sinh động và sức sống của lý luận để sinh viên vận dụng, tư duy phân tích, phản biện. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giảng viên cũng phải thường xuyên tạo ra các điều kiện để sinh viên thực hành kiến thức về môn học như thông qua dạy học tình huống, dạy học trường hợp, giải quyết vấn đề,…

Thứ tư, về kiểm tra, đánh giá

Dạy môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học phải dựa vào năng lực đầu ra là sự hình thành và phát triển tính tích cực của sinh viên. Do đó, kiểm tra, đánh giá nhất thiết phải tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng việc đánh giá các kỹ năng của sinh viên. Vì vậy nội dung đánh giá cũng phải xác định rõ các tiêu trí về kiến thức, về năng lực, chú ý năng lực vận dụng và năng lực thực hành các tri thức chính trị - xã hội. Cách thức đánh giá cần phải được thực hiện liên tục trong cả quá trình với các hình thức đánh giá đa dạng, nhiều chiều. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá như vậy đòi hỏi giảng viên và cơ sở đào tạo phải xây dựng các kiểu đề kiểm tra đa dạng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện, đối tượng cụ thể. Kết quả đánh giá cụ thể như sau:

50

Loại giỏi: 9 - 10 điểm, yêu cầu sinh viên phải nắm vững nội dung kiến thức của bài học ở mức độ cao. Thể hiện ở việc sinh viên thực hiện đúng, đủ yêu cầu của bài kiểm tra, trình bày các kiến thức lĩnh hội được một cách chính xác, rõ ràng, mạch lạc; phần vận dụng liên hệ với thực tiễn logic, lập luận chặt chẽ thể hiện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cũng như tư duy phản biện và lập trường tư tưởng rõ ràng.

Loại khá: 7 - 8 điểm, sinh viên giải quyết tương đối tốt các yêu cầu của bài kiểm tra, đảm bảo từ 75% - 85% đúng với đáp án; trình bày bài có phần chưa thật rõ ràng, logic; phần lập luận tương đối chặt chẽ, biết vận dụng, liên hệ với thực tiễn nhưng chưa thật sâu sắc.

Loại trung bình: 5 - 6 điểm, sinh viên thực hiện được yêu cầu cơ bản của bài kiểm tra nhưng trình bày, phân tích còn sơ sài; lập luận thiếu chặt chẽ, chưa thể hiện được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo; phần liên hệ vận dụng sơ sài hoặc chưa biết cách vận dụng.

Loại yếu, kém: dưới 5 điểm, sinh viên chỉ thực hiện được một phần yêu cầu của bài kiểm tra, đạt dưới 50% đúng với đáp án, thể hiện mức độ chưa nắm được các nội dung cơ bản của bài học; trình bày còn nhiều sai sót, không logic; khả năng vận dụng, liên hệ yếu hoặc không biết vận dụng và liên hệ thực tiễn.

Thứ năm, về vai trò, vị trí của phát triển các kỹ năng tự học, tư duy phản biện với việc học tập môn giáo dục chính trị nói riêng và cả quá trình học tập của sinh viên nói chung

Với đặc thù của tri thức của môn Giáo dục chính trị, là tri thức khoa học về những quy luật chính trị - xã hội, vừa có tính lý luận chính trị, vừa có tính thực tiễn, tính thời sự cao, vừa là những tri thức tổng hợp của các mặt cơ bản của đời sống xã hội, các ngành khoa học xã hội. Nó có liên quan mật thiết đến tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, tinh thần của xã hội và toàn bộ các mặt chính trị như pháp luật, nhà nước…và các ngành khoa học xã hội khác. Do đó, dạy học theo định hướng tích cực hóa người học là tất yếu để sinh viên có thể có được phương pháp tự học, tư duy phản biện từ đó có thể khám phá, chiếm lĩnh được tri thức của môn học này.

51

Dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở giúp việc sinh viên vận dụng vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hàng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp sinh viên vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

52

Kết luận chương 1

Nghiên cứu lý luận về lý luận liên quan đến đề tài luận văn, tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học theo hướng tích cực hóa người học trên thế giới và Việt Nam; Một số khái niệm về dạy học và tích cực hóa người học, các đặc điểm về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học; Các yếu tố tác động đến dạy học tích cực hóa người học; Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; Tổng quan về môn học giáo dục chính trị và dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học. Từ đó làm cơ sở cho nhiệm vụ khảo sát thực trạng dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học tại VĐTNN, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn giáo dục chính trị theo hướng tích cực hóa người học.

53

Chương 2:THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ NGƯỜI HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TẠI VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ

NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)