Nhu cầu thiết kế hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá người học

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 96)

môn Giáo dục chính trị tại VĐTNN, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM

Dựa trên những yếu tố về nhu cầu thiết kế hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học bao gồm: Nội dung bài học; Năng lực, cảm hứng cá nhân; Tâm lý sinh viên; Thời lượng bài học; Phương tiện dạy học, kết quả khảo sát 6 giảng viên như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về nhu cầu thiết kế hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá người học

Giảng viên Ý kiến của giảng viên về môn GDCT

GV1

Theo tôi, nội dung bài học như hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, cần thay đổi tâm lý học tập của sinh viên và phương tiện học tập để giảng viên có thể tổ chức tốt các hoạt động sư phạm trên lớp.

GV2

Trong thời gian dạy học môn GDCT, cá nhân tôi cảm thấy năng lực, cảm hứng cá nhân cũng như tâm lý của sinh viên tác động đến việc tôi lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học.

GV3 Việc thiết kế các hoạt động sư phạm trên lớp, tôi nhận thấy rằng nội dung bài học và thời lượng bài học tác động lớn.

GV4

Để sinh viên chủ động trong học tập, cá nhân tôi cho rằng thời lượng bài học, phương tiện dạy học và tâm lý của sinh viên sẽ tác động đến các hoạt động sư phạm của giảng viên.

GV5

Yếu tố để tổ chức các hoạt động sư phạm tôi thường dựa vào nội dung và năng lực, cảm hứng cá nhân để tác động đến việc lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật day học.

82

Giảng viên Ý kiến của giảng viên về môn GDCT

GV6

Theo tôi, yếu tố về nội dung và thời lượng bài học sẽ tác động thường xuyên đến việc lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học trên lớp.

Khi khảo sát nhu cầu thiết kế hoạt động giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học, các giảng viên môn GDCT đã căn cứ vào năm yếu tố, kết quả thống kê như sau:

Rất ít giảng viên có suy nghĩ đến việc thiết kế lại nội dung bài học, phần lớn số giảng viên còn lại tán thành với nội dung bài học đã có sẵn và không có ý định thiết kế lại.

Có hai luồng ý kiến giảng viên đồng ý thay đổi các hoạt động giảng dạy dựa vào năng lực và cảm hứng cá nhân để chuẩn bị nội dung bài học và luồng ý kiến còn lại giảng viên vẫn còn phân vân về vấn đề này.

Đối với yếu tố Tâm lý sinh viên, có nhiều giảng viên đồng tình và ít giảng viên cho rằng việc thiết kế hoạt động giảng dạy phù hợp với tâm lý sinh viên. Điều này xuất phát từ thực trạng sinh viên chưa chủ động trong hoạt động sư phạm của giảng viên, e ngại các môn học có hàm lượng kiến thức hàn lâm cao.

Khi lên nội dung giảng dạy cho môn GDCT, ít giảng viên tán thành việc thay đổi thời lượng bài học, số ý kiến giảng viên còn phân vân hoặc cảm thấy không cần phải thay đổi thời lượng bài học. Việc dạy học môn GDCT tại VĐTNN HUTECH thực hiện dựa trên khung chương trình của Tổng cục dạy nghề, nên việc thay đổi thời lượng bài học là không khả thi và giảng viên phải đảm bảo được nội dung kiến thức với thời gian quy định.

Hầu hết giảng viên cảm thấy phương tiện dạy học có sẵn tại của VĐTNN đã phù hợp với các hoạt động giảng dạy và rất ít giảng viên có nhu cầu thay đổi thiết kế hoạt động giảng dạy do phương tiện dạy học chưa đáp ứng nhu cầu của hoạt động sư phạm. Điều này cho thấy, việc đầu tư cơ sở vật chất nói chung và phương tiện dạy học nói riêng tại VĐTNN được HUTECH đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng được phần lớn các hoạt động sư phạm do giảng viên đưa ra.

83

Mức độ cảm nhận về các nhu cầu thiết kế hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học bao gồm 5 yếu tố: 1-Nội dung bài học; 2-Năng lực, cảm hứng cá nhân; 3-Tâm lý sinh viên; 4-Thời lượng bài học; 5-Phương tiện dạy học được đo lường bằng hệ số trung bình với 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ. Kết quả so sánh mức độ cảm nhận của các yếu tố được đo lường bằng phương pháp tính giá trị trung bình (Mean) lần lượt cho từng yếu tố bằng công thức Mean = ∑𝑛𝑖=1𝑥𝑖

𝑛 thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.14: So sánh mức độ cảm nhận về nhu cầu thiết kế hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá người học

Để nhận biết nhu cầu thiết kế hoạt động giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học, giảng viên căn cứ vào năm yếu tố. Trong đó, yếu tố Tâm lý sinh viên (2,625)Năng lực, cảm hứng cá nhân (2,5) có mức độ cảm nhận cao nhất, điều này cho thấy giảng viên rất mong muốn thiết kế lại hoạt động dạy học phù hợp với tâm lý của sinh viên, cân bằng được năng lực và cảm hứng cá nhân. Yếu tố Thời lượng bài học (2,0) nhận được phản hồi khá trái chiều của giảng viên, một số ý kiến cho rằng thời lượng môn GDCT chưa hợp lý, một buổi học không nên kéo dài quá ba tiết vì khối lượng kiến thức lớn và tính chất khô khan của môn học dễ gây chán nản, sinh viên khó tập trung, một số giảng viên khác thì cho rằng nội dung của môn GDCT

84

tương đối nhiều nên thời lượng mỗi buổi học hiện tại là phù hợp và đảm bảo được tiến độ chung nên không cần thiết kế lại kế hoạch dạy học. Yếu tố Phương tiện dạy học (1,0)và yếu tố Nội dung bài học (1.125) có mức độ cảm nhận thấp nhất, điều này được hiểu là giảng viên cảm thấy nội dung các bài học trong môn GDCT đã đạt chuẩn so với kiến thức chung, đồng thời các phương tiện dạy học tại VĐTNN đã đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học nên không cần thiết phải thiết kế lại hoạt động giảng dạy.

85

Kết luận chương 2

Trong chương 2, đề tài tập trung vào một số vấn đề sau:

Giới thiệu về môn GDCT tại VĐTNN HUTECH, đội ngũ giảng viên đảm bảo khá đầy đủ về số lượng và chất lượng cho hoạt động dạy và học tích cực.

Phân tích thực trạng hoạt động học môn GDCT tại VĐTNN HUTECH: Thái độ học tập của sinh viên chưa tích cực, các hoạt động trong và ngoài giờ học còn thụ động, đối phó, sinh viên chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập giảng viên tổ chức.

Phân tích thực trạng hoạt động dạy GDCT tại VĐTNN HUTECH. Kết quả đã thể hiện, nhận thức của giảng viên về việc phát triển tính tích cực cho sinh viên trong môn Giáo dục chính trị chưa đầy đủ. Phần lớn giảng viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học theo hướng tiếp cận nội dung, chưa tạo sự tích cực trong học tập cho sinh viên. Các hình thức đánh giá chưa đa dạng, chưa khách quan trong việc cải thiện thái độ học tập cho sinh viên. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học môn GDCT chưa được nhiều giảng viên áp dụng.

Như vậy, qua thực trạng dạy và học của giảng viên và sinh viên VĐTNN HUTECH, tác giả thấy rằng, việc thay đổi hình thức dạy học, vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy môn GDCT là rất cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đề tài đề xuất vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cụ thể vào dạy môn GDCT tại VĐTNN HUTECH ở chương 3.

86

Chương 3: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TẠI VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 96)