Phương pháp thảo luận nhóm được xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX ở các trường đại học của một số nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối của thế kỷ XX đến thế kỷ XXI.
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của học tập, trong đó sinh viên của lớp học được chia sẽ thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian có hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp học” [29].
Đồng tình với quan điểm trên, tác giả Phan Trọng Ngọc khẳng định “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [29].
Như vậy, từ những quan điểm trên có thể thấy rằng: phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dùng lời nói, trong đó giảng viên gợi mở, động viên và tổ chức cho sinh viên tham gia ý kiến về một vấn đề, trên cơ sở đó rút kết luận, kiến thức mới, xác định và làm sáng tỏ vấn đề, trao đổi ý kiến, tin tức liên quan dến bài học, chuẩn bị cho một kế hoạch tìm tòi hay nghiên cứu vấn đề.
Giảng viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (có thể 2 hoặc 4, hoặc 6, không nên chia nhóm lẻ). Các thành viên trong nhóm đều phải làm việc, trao đổi từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề được giao. Bản chất của phương pháp thảo luận nhóm được hiểu một cách đơn giản nhất là chia lớp thành các nhóm nhỏ để trao đổi, thảo luận theo chủ đề mà giảng viên yêu cầu.
1.5.4.1. Cách thức thực hiện
(1) Chia nhóm
41
Người dạy giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin, định hướng cho nội dung cần thảo luận, đặt ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm.
↓
(2)
Thảo luận nhóm
Các nhóm ngồi độc lập với nhau, thành viên trong nhóm ngồi sát nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến.
↓
(3)
Thảo luận trước lớp
Các nhóm thảo luận nội dung được phân công trước lớp; Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nhận câu trả lời;
↓
(4) Đánh giá
Người dạy phân tích các nội dung đúng, sai, nhận xét và ghi nhận những đóng góp của cá nhân và nhóm.
1.5.4.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
- Phương pháp thảo luận nhóm giúp cho việc tổ chức học tập mang tính tích cực, tự lực, tự giác rất cao và có tính chất chủ thể. Phát huy tính tích cực, nhìn vấn đề nhiều góc cạnh khác nhau.
- Về mặt xã hội: thảo luận tạo điều kiện phát triển quan hệ xã giao giữa nhóm học viên, nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo. Về mặt giáo dục: phát triển kỹ năng suy luận, giải quyết vấn đề.
- Qua việc thảo luận nhóm các thành viên thấy được vai trò của mình đối với tập thể, bước đầu thành thạo được nhiều kỹ năng. Học tập theo phương pháp thảo luận nhóm đã tạo cơ hội cho các thành viên được thể hiện mình trong tập thể, tạo ra nhiều sản phẩm, kết quả thảo luận rất phong phú và chất lượng học tập được nâng cao.
Nhược điểm
- Sinh viên thiếu và yếu về các kỹ năng làm việc nhóm, ý thức tham gia, đóng góp ý kiến của học viên chưa cao, một số học viên còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại,... Từ đó, nhiều sinh viên chưa coi trọng giờ thảo luận, xem đó là thời gian thư giãn, lười suy nghĩ, ỷ lại cho một vài sinh viên tích cực trong lớp tự thu thập và đưa ra kết quả, khi báo cáo thì coi đó là kết quả chung của nhóm.
42
- Nếu giảng viên không làm tốt vai trò người tổ chức, điều khiển và là trọng tài khoa học thì giờ học dễ bị phá vỡ, kiến thức tản mạn, không đọng lại kiến thức trọng tâm.