Thứ nhất, động cơ và nhu cầu học tập của người học
Các hoạt động của con người có được nhờ sự thúc đẩy bởi một động cơ hay nhu cầu nào đó tác động. Trong hoạt động dạy học, động cơ, nhu cầu vươn tới chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng để phát triển nhân cách, hoàn thiện bản thân đem lại giá trị cho cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ thôi thúc người học huy động tối đa khả năng của mình vào hoạt động tích cực hóa trong học tập.
Trong dạy học để phát huy tính tích cực hóa của người học không chỉ dừng lại ở sự cố gắng của người dạy, mà còn có sự nhận thức đúng đắn đến từ người học. Hay nói cách khác, tích cực hóa trong học tập là hoạt động tự thân do đó nó cần phải có một động cơ, nhu cầu đủ mạnh, được nuôi dưỡng thường xuyên để không ngừng thôi thúc người học thực hiện [17].
29
Thứ hai, tự giác, ý chí và năng lực của người học
Chúng ta đều biết, tích cực hóa người học là hoạt động mang tính phối kết hợp tập thể và cá nhân của con người do đó nó đòi hỏi người học phải có ý thức tự giác, tự mình thực hiện các hoạt động và có năng lực nhất định. Tự giác được xem là cơ sở để hoạt động tích cực hóa trong học tập được diễn ra và có kết quả. Bên cạnh sự tự giác thì ý chí quyết tâm vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như vượt qua chính mình là điều kiện để hoạt động tích cực hóa thành công.
Ngoài ra còn có những yếu tố ảnh khác cũng hưởng đến tích cực hóa của người học như yếu tố tâm lý, thể chất, bẩm sinh, di truyền, chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số sáng tạo (CQ),… [52].