Các yếu tố thuộc về người dạy

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Thứ nhất, nhận thức của người dạy về tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực hóa người học

Nhận thức của con người là hoạt động nhằm nắm bắt những bản chất của các sự vật, hiện tượng, thông qua đó hiểu rõ quy luật vận động khách quan của chúng để có thể tham gia giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn. Trong môi trường xã hội, con người là chủ thể thường xuyên chịu sự tác động, thay đổi nên để thích ứng với sự biến đổi đó, đòi hỏi con người phải huy động những khả năng, tận dụng tối đa những thuận lợi để làm cho hoạt động nhận thức đạt kết quả tốt nhất, từ đó làm phong phú và hiểu sâu sắc những tri thức xung quanh.

Để đạt kết quả tối ưu nhất, khi tham gia các hoạt động con người cần có những hiểu biết nhất định về nó, qua đó mới tiến hành các hoạt động cá nhân nhằm mang lại ý nghĩa đối với bản thân và cộng đồng. Trong dạy học cũng vậy, để phát huy được tích cực hóa người học, người dạy cần phải có những nhận thức nhất định về các hoạt động mà mình cần sử dụng hay nói cách khác về vai trò và ý nghĩa của dạy học phát huy tính tích cực của người học hiện tại và tương lai. Trong những nhận thức ấy, thì nhận thức về cách thức dạy học và phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng, nền tảng trong hoạt động của người dạy. Với cách thức và phương pháp được lựa chọn phù hợp với điều kiện dạy học thì hoạt động dạy học mới đem đến kết quả mong muốn [17].

30

Thứ hai, năng lực của người dạy

Năng lực của người dạy là những thuộc tính tâm lý giúp họ hoàn thành tốt hoạt động dạy học - giáo dục. Có thể chia năng lực của người dạy thành ba nhóm cơ bản: nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm và nhóm năng lực giáo dục.

Người dạy có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của người học trong hoạt động học tập của người học, tác động đến sự hình thành và phát triển các kỹ năng tích cực trong học tập. Thông qua việc xác định mục đích, nhiệm vụ học tập, hệ thống bài tập, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học của người dạy.

Người dạy thông qua hoạt động dạy học cung cấp tri thức cho người học, họ còn có ảnh hưởng đến hứng thú học tập, tâm lý của sinh viên. Trong tâm lý học, hứng thú là hiện tượng tâm lý phức tạp của con người, nó có vai trò rất quan trọng trong việc học tập nói chung và phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học nói riêng. Trong hoạt động học tập, khi người học có hứng thú từ đó sẽ tác động tích cực đến việc chiếm lĩnh tri thức một cách bền vững. Ngoài ra, sự nhiệt huyết, cách làm việc khoa học, hăng say, hiệu quả của người dạy sẽ góp phần “truyền lửa” cho sinh viên, từ đó thôi thúc khám phá, say mê trong học tập và trong nghiên cứu [52].

Thứ ba, phẩm chất của người dạy

Hoạt động dạy học của người dạy nhằm làm thay đổi người học cả về tri thức, thái độ, kỹ năng. Do vậy, việc xây dựng mối quan hệ thầy - trò là vấn đề vô cùng quan trọng. Nội dung, tính chất và cách xử lý mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Người dạy không chỉ tác động đến người học bằng những hành động trực tiếp của mình mà còn bằng tấm gương của chính bản thân mình. Để làm được điều đó, người dạy cần tôn trọng và lấy quy luật khách quan làm chuẩn mực cho những tác động sư phạm, mặt khác phải có những phẩm chất ý chí, đạo đức cần thiết như: tinh thần trách nhiệm, lòng nhân đạo, tính mục đích, khiêm tốn giản dị… [17], [18].

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)