Nguyên tắc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hóa

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)

hóa người học môn Giáo dục chính trị tại VĐTNN

Dựa theo kết quả khảo sát, có thể thấy sinh viên chưa thực sự tích cực và chủ động với các hoạt động giảng viên tổ chức, phần lớn đều cho rằng môn GDCT có tính trừu tượng, nặng về lý thuyết hàn lâm, làm cho sinh viên ngại học, điều này khiến họ cảm thấy hụt hẫng, mất hứng thú với môn học. Đồng thời giảng viên tại trường cùng với phương pháp dạy học chưa tạo được ấn tượng, thu hút, kích thích sự hứng thú, tích cực ở sinh viên. Chính vì vậy, giảng viên cần cải biên hình thức tổ chức sao cho thu hút sự tham gia của sinh viên, tạo sự hào hứng và chủ động để sinh viên cảm thấy việc học môn GDCT xuất phát từ nhu cầu bản thân hơn là chỉ để có kiến thức, kỹ năng thi cử hay học đối phó.

Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực sẽ gặp khó khăn khi áp dụng với môn GDCT nhưng không vì vậy mà giảng viên ngại khó, không triển khai, quan trọng cần phải phát triển những kỹ năng cần thiết nào cho sinh viên với phương pháp và hình thức dạy học nào cho phù hợp.

Trong quá trình học tập, sinh viên nhận thấy các phương tiện học tập chưa phù hợp và đáp ứng được nhu cầu học tập. Sinh viên cũng chưa có thói quen trong việc sử dụng internet trong học tập để khai thác tìm kiếm thông tin cho môn học, khá thụ động trong tiếp thu kiến thức trên lớp, do đó sinh viên khó lòng có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình được. Khi được hỏi, sinh viên cho rằng nội dung các môn lý luận chính trị vẫn nặng tính hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển, nhiều vấn đề về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức,... còn rất mờ nhạt, làm cho sinh viên cảm thấy khô khan, khó hiểu, xa rời thực tiễn. Thêm vào đó một số ý kiến cho rằng thời lượng môn GDCT chưa hợp lý,

90

một buổi học không nên kéo dài quá ba tiết vì khối lượng kiến thức lớn và tính chất khô khan của môn học dễ gây chán nản, sinh viên khó tập trung dẫn tới việc sinh viên đã ngại học càng trở nên “nản học” môn GDCT. Điều này một lần nữa khẳng định giảng viên cần thay đổi cách dạy học môn GDCT để làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hóa người học là phù hợp.

Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học không chỉ chú ý tích cực hóa sinh viên về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với những thao tác thực hành trong thực tiễn. Vì vậy, để vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực với mục tiêu cải thiện thành quả học tập của sinh viên trong môn GDCT, giảng viên cần chú ý một số nguyên tắc sau:

3.1.2.1. Đảm bảo dạy học theo định hướng tích cực hóa người học

Dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn GDCT là quá trình dạy học không chỉ nhằm trang bị những tri thức của môn học mà quan trọng hơn là bồi dưỡng và phát triển ở sinh viên những năng lực tự học, rèn những kỹ năng cũng như sự sáng tạo trong việc vận dụng tri thức, phương pháp để giải quyết những vấn đề, những tình huống trong quá trình học tập, trong thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp.

Nguyên tắc đảm bảo dạy học tích cực hóa người học đòi hỏi phải quán triệt tất cả các khâu của quá trình dạy học đều phải hướng vào việc bồi dưỡng và phát triển những thành phần tích cực hóa của sinh viên. Thực chất đó chính là việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và tổ chức quá trình dạy học làm sao để khuyến khích và hỗ trợ sinh viên nhận thức rõ về tính độc lập trong việc học; biết tự xây dựng kế hoạch học tập, tự tìm tòi, hợp tác và trao đổi với giảng viên, bạn bè,... Yêu cầu này đòi hỏi người học phải hoạt động tích cực, chủ động kết hợp với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giảng viên để việc học không chỉ đạt kết quả tốt hơn mà còn tạo ra được sự hứng thú hơn.

91

3.1.2.2. Nguyên tắc tạo động cơ và hứng thú tự học cho sinh viên

Sự hình thành và phát triển tính tích cực trong học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín thường bị chi phối bởi những yếu tố bên trong của bản thân sinh viên như nhận thức, thái độ, động cơ, thói quen học tập (nội lực) và các điều kiện khách quan bên ngoài như cách tổ chức dạy học, sự trợ giúp của bạn bè, giảng viên, điều kiện của nhà trường, các quy chế, quy định học tập, thi cử… (ngoại lực). Những yếu tố này đan xen vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên.

Động cơ, hứng thú trong học tập là yếu tố rất quan trọng tạo ra nội lực của quá trình tích cực học tập. Hứng thú và nội lực sẽ gia tăng mạnh mẽ, đem đến hiệu quả cao khi sinh viên có động cơ học tập rõ ràng và đúng đắn.

Để tạo động cơ và hứng thú tự học cho sinh viên, trong quá trình dạy học, giảng viên phải định hướng cho sinh viên làm rõ được ý nghĩa, vị trí vai trò của tri thức đối với sinh viên. Đồng thời phải làm cho nội dung học tập trở nên hấp dẫn để kích thích hứng thú học của sinh viên, làm cho sinh viên thích học. Khi các nội dung được giảng giải một cách rõ ràng, sáng sủa, liên hệ đến những thực tế sinh động, chỉ rõ những lợi ích mà sinh viên sẽ thu nhận được cũng tạo nên sự tò mò, mong muốn tìm hiểu các vấn đề nội dung của môn học. Điều đó sẽ làm thôi thúc sinh viên thực hiện các hoạt động tự học.

3.12..3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi

Mục đích cuối cùng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học đó là hiệu quả dạy học. Khi đó những biện pháp được đề xuất vừa có thể được áp dụng rộng rãi vừa đảm bảo sự tích cực nhận thức, tích cực học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học. Dạy học tích cực hóa người học môn GDCT tại VĐTNN HUTECH sinh viên không chỉ nắm vững những tri thức khoa học của môn học mà còn phát triển được năng lực học tập của bản thân để nâng cao khả năng và hiệu quả của hoạt động học tập và thực tiễn của sinh viên.

Dạy học môn GDCT tại VĐTNN HUTECH phải tăng cường hoạt động của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, làm cho sinh viên học tập chủ động, độc lập,

92

tích cực, tự giác và sáng tạo hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các phương pháp dạy học đại học và cũng đồng thời phù hợp với quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta hiện nay.

Tính khả thi của các biện pháp dạy học môn GDCT tại VĐTNN HUTECH biểu hiện ở việc chọn lựa những biện pháp, phương pháp dạy học cần phải nghiên cứu kĩ những điều kiện trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy học, điều kiện kinh phí, tài liệu dạy học cũng như đối tượng dạy học xác định cụ thể ở mỗi trường đại học. Nếu không chú ý đến những điều yếu tố, những điều kiện này thì những phương pháp, biện pháp xây dựng và lựa chọn sẽ thiếu tính thực tế và khi ứng dụng sẽ hạn chế hiệu quả của nó.

3.2. Đề xuất các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Giáo dục chính trị tại VĐTNN, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM

Dạy học tích cực hóa người học môn GDCT không chỉ đòi hỏi việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy học mà nó còn đòi hỏi việc chọn lựa và kết hợp các phương pháp ấy để đảm bảo mục tiêu quá trình dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu và nắm bắt những ưu nhược điểm của các phương pháp dạy học cũng như từ thực tiễn khảo sát các phương pháp dạy học đã và đang được các giảng viên sử dụng hiện nay, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm và nghiên cứu có định hướng (webques) để dạy học tích cực hóa người học môn GDCT tại V.Đthực nghiệmN HUTECH hiện nay.

Một phần của tài liệu Dạy học tích cực hóa người học môn giáo dục chính trị tại viện đào tạo nghề nghiệp trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)