Các yếu tố trong nước

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Các yếu tố trong nước

Các yếu tố tác động đến thông tin an ninh văn hóa và an ninh của quốc gia có thể kể đến một số vấn đề quan trọng sau:

- Chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (11/1991), với Mỹ (7/1995), gia nhập ASEAN, ký hiệp định chung với Liên minh Châu Âu… đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, song cũng là nhân tố để các thế lực thù địch lợi dụng tăng cường hoạt động thâm nhập phá hoại nội bộ, phá hoại tư tưởng, văn hóa. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho bảo vệ an ninh văn hóa; vừa phải phục vụ đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng, vừa phải đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư tưởng văn hóa, hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ của địch để giữ vững an ninh văn hóa trong tình hình hiện nay. Đi cùng với nó là hiện tượng có sự tác động rất sâu của doanh nghiệp và lợi ích nhóm đối với báo chí đang làm biến dạng nền báo chí cách mạng. Đây là thách thức rất lớn. Do vậy, báo chí cách mạng phải đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên trên, bảo vệ lẽ phải, giữ vững cốt cách của nền báo chí cách mạng.

- Hiện nay, nền kinh tế trong nước vẫn đang chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức do tác động của việc kinh tế thế giới phục hồi chậm. Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và sản xuất kinh doanh. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "diễn biến hòa bình" trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Xu thế toàn cầu hóa thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những khó khăn của nền kinh tế đất nước sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động báo chí.

- Báo chí Việt Nam hiện đang có nhiều biến động theo hướng tăng số lượng các cơ quan báo chí, tốc độ thông tin, hình thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dân. Theo báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ Thông tin - Truyền thông, tính đến tháng 12/2016, cả nước có 859 tờ báo, tạp chí in, trong đó có 199 báo (86 báo Trung ương, 113 báo địa phương); 660 Tạp chí (523 tạp chí Trung ương, 137 tạp chí địa phương). Về báo chí điện tử, cả nước có 135 báo, tạp chí điện tử, chủ yếu là báo điện tử của các cơ quan báo chí in. Trong đó có 112 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 23 báo, tạp chí điện tử độc lập. Ngoài ra, cả nước có 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép. Về phát thanh, truyền hình, cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình TW và địa phương, bao gồm 02 Đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số; 64 Đài phát thanh, truyền hình địa phương (riêng TP.Hồ Chí Minh có hai đài: Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh). Tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 268 kênh; số lượng kênh nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền là 47 kênh;… Cùng với sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích hợp và hội tụ về công nghệ thông tin, truyền thông sẽ thúc đẩy sự ra đời của các loại hình và sản phẩm truyền thông mới. Thiết bị cầm tay di động là một sản phẩm của khoa học công nghệ cho chúng ta có thể vừa tra cứu thông tin, vừa truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Tình hình đó bắt buộc cho các cơ quan báo in phải đẩy mạnh kênh thông tin điện tử của mình và áp dụng công

nghệ thông tin vào quy trình sản xuất, quản lý nội dung. Truyền thông điện tử sẽ phát triển mạnh hơn so với các loại hình truyền thông khác và số lượng người sử dụng các loại hình này để tìm kiếm thông tin sẽ tăng mạnh. Báo mạng sẽ lên ngôi, báo giấy sẽ giảm trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 này.

- Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp vào nội bộ, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, sa sút về phẩm chất đạo đức; trong mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đều có những biểu hiện tư tưởng thực dụng, tâm lý coi trọng đồng tiền, chức tước; tham nhũng, tiêu cực đang là vấn đề lớn tác động sâu sắc vào nội bộ, làm suy yếu một bộ phận đội ngũ cán bộ cốt cán trong các ngành kinh tế và văn hóa. Trước tình hình đó, công tác định hướng thông tin, quản lý thông tin được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời xử lý các tình huống đột xuất, bất thường; kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí, giúp báo chí thông tin chuẩn xác, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần quan trọng cùng với các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước vượt qua khó khăn thử thách để phát triển.

Một phần của tài liệu Thông tin an ninh văn hóa trên báo chí công an nhân dân (khảo sát trên báo cảnh sát toàn cầu online và truyền hình công an nhân dân từ tháng 12015 đến tháng 122016) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)