7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Thông tin an ninh văn hóa trước nguy cơ biến đổi giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa
truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa
Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là những sáng tạo về vật chất và tinh thần tốt đẹp, được hình thành và phát triển trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, phát triển đất nước của dân tộc. Những giá trị tốt đẹp đó được giữ vững và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; là kết quả của quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp cho những giá trị văn hóa của mình để xây dựng xã hội văn minh và tốt đẹp hơn; là thành tố góp phần xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hơn 30 năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử: đất nước đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường, công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa đạt được nhiều tiến bộ, các truyền thống của dân tộc được giữ gìn, phát huy, vị thế của đất nước không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế…
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ đến văn hóa. Sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống trong đó quá trình đan xen, xâm lấn và đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thông; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có chiều hướng gia tăng. Những biểu hiện tiêu cực như: từ coi trọng các giá trị chính trị - xã hội sang tuyệt đối hóa giá trị vật chất, kinh tế; từ việc tôn trọng giá trị tập thể đến rơi vào chủ nghĩa cá nhân; những lý tưởng cao đẹp bị thay bằng những toan tính nhỏ nhen, thực dụng.
Có nhiều nơi, môi trường văn hóa xuống cấp trầm trọng, thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái ngược hẳn với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa cao, nguy cơ mai một tinh hoa văn hóa của dân tộc chưa được ngăn chặn. Những hủ tục, truyền thống lạc hậu, mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng trà trộn vào các hoạt động khôi phục các lễ hội, phong tục tập quán. Tình trạng du nhập quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc các sản phẩm văn hóa từ nước ngoài đã ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
Toàn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, trước tình hình đó, báo chí CAND cũng gánh chịu những tác động to lớn khi thực thi nhiệm vụ giữ gìn an ninh của đất nước nói chung và an
ninh văn hóa nói riêng. Là cơ quan ngôn luận của Nhà nước, của Đảng và đặc biệt là của Bộ Công an, báo chí CAND vừa phải thông tin, tuyên truyền định hướng có hiệu quả sự biến đổi những văn hóa theo hướng kế thừa, đổi mới, phát triển, vừa phải tích cực giám sát, phát hiện, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn, bảo tồn và yêu cầu phát triển, hiện đại hóa những vấn đề về an ninh văn hóa. Mặt khác, dưới tác động của toàn cầu hóa, lượng thông tin ngày càng tăng, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, thuận tiện trong tiếp cận đòi hỏi báo chí CAND phải không ngừng đổi mới, tìm tòi, sáng tạo để thông tin đến công chúng đảm bảo tính khách quan, chính xác, kịp thời các sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội trong và ngoài nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thu hút sự quan tâm tìm đọc, nâng cao tầm ảnh hưởng của báo đối với công chúng trên lĩnh vực an ninh văn hóa .