7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Báo chí thông tin về an ninh văn hóa góp phần tích cực vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Một nhiệm vụ trọng yếu của an ninh văn hóa là phải tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống lại các xu hướng làm thất thoát, biến dạng bản sắc văn hóa. Thông tin của báo chí về an ninh văn hóa góp phần vào giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo điều kiện để các giá trị văn hóa này phát huy vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thông tin về an ninh văn hóa góp phần nâng cao ý thức và hành động của công chúng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, cảnh báo và phê phán các hiện tượng tiêu cực xảy ra trên lĩnh vực này.
Trong xây dựng môi trường văn hóa, sự tham gia của báo chí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nội dung “nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (Luật Báo chí, 2016), với lợi thế đặc biệt của mình, báo chí có khả năng đưa các nhân tố văn hóa tinh thần, nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó gìn giữ, phát huy được truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trước sự tác động của những yếu tố bên ngoài.
Môi trường văn hoá tác động tới con người thông qua hệ thống các giá trị, các truyền thống văn hóa dân tộc... được kết tinh lại trong các phong tục, tập quán, khuôn mẫu ứng xử của cộng đồng nhằm phối hợp điều hoà, kiểm soát cuộc sống, ứng xử của các thành viên trong gia đình, gia tộc và của cả cộng đồng. Báo chí góp phần bảo vệ an ninh văn hóa thông qua việc tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội,
xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của từng cá nhân và cả cộng đồng theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn; giảm thiểu những nguy cơ làm phương hại đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh.
Vai trò của báo chí trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc chính là bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh văn hóa; góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng, giữ vững và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam; làm cho văn hóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn mới, nhận thức mới. Cần phải làm thay đổi, làm mới nhận thức của cả cộng đồng về bảo vệ an ninh văn hóa Việt Nam. Để làm được điều này, báo chí cần định hướng cho mình một chiến lược tuyên truyền về bảo vệ an ninh văn hóa. Chiến lược tuyên truyền trên báo chí gồm hoạch định lại về phạm vi, về phương pháp tác động, về cách thức tổ chức trang, chuyên mục; cần đẩy mạnh tuyên truyền qua các báo điện tử, trên website..., đưa những vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc giới thiệu với bạn bè trên thế giới. Xây dựng được một chiến lược thông tin tuyên truyền hiệu quả, chắc chắn báo chí sẽ gặt hái được những thành quả hơn nữa trong công tác bảo vệ an ninh văn hóa góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.